Sự phát triển của từ vựng - Ngữ văn lớp 9 - Tập 1

Xemloigiai.net giới thiệu bài soạn ngắn gọn cho Sự phát triển của từ vựng, Bài 4, Ngữ văn 9 ngắn gọn, Tập 1
Bài Tập / Bài Soạn: 

Phần I (Sự biến đổi và phát triển nghĩa của từ ngữ), câu 1 trang 55 SGK Ngữ văn 9, tập 1

- Từ “kinh tế” trong bài thơ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác là hình thức nói tắt của kinh bang tế thế, có nghĩa là trị nước cứu đời (có cách nói khác là kinh thế tế dân, nghĩa là trị đời cứu dân).

- Ngày nay ta không còn dùng từ “kinh tế” theo nghĩa như vậy nữa mà theo nghĩa: toàn bộ hoạt động của con người trong lao động sản xuất, trao đổi, phân phối và sử dụng của cải, vật chất làm ra.

- Nghĩa của từ không phải bất biến. Nó có thể thay đổi theo thời gian. Có những nghĩa cũ bị mất đi và có những nghĩa mới được hình thành.

Phần I (Sự biến đổi và phát triển nghĩa của từ ngữ), câu 2 trang 55 SGK Ngữ văn 9, tập 1

a. - Xuân (thứ nhất): nghĩa gốc.

- Xuân (thứ hai): nghĩa chuyển

=> Xuân: chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ (Ngụ ý chỉ tuổi trẻ của người thiếu nữ đẹp đẽ như mùa xuân của đất trời).

b. - Tay (thứ nhất): nghĩa gốc

- Tay (thứ hai): nghĩa chuyển.

=> Tay: chuyển nghĩa theo phương thức hoán dụ. (Trong trường hợp này là lấy tên bộ phận để chỉ toàn thể).

Phần II (luyện tập), câu 1 trang 56 SGK Ngữ văn 9, tập 1

a. Từ chân được dùng với nghĩa gốc.

b. Từ chân được dùng với nghĩa chuyển theo phương thức hoán dụ.

c. Từ chân được dùng với nghĩa chuyển theo phương thức ẩn dụ.

d. Từ chân được dùng với nghĩa chuyển theo phương thức ẩn dụ.

Phần II (luyện tập), câu 2 trang 57 SGK Ngữ văn 9, tập 1

- Từ trà trong định nghĩa của Từ điển tiếng Việt là nghĩa gốc.

- Từ trà trong những cách dùng như trà a-ti-sô, trà hà thủ ô, trà sâm, trà linh chi,… là nghĩa chuyển. Nó chỉ còn giữ nét nghĩa “sản phẩm thực vật, đã sao, đã chế biến thành dạng khô, để pha nước uống”.

Phần II (luyện tập), câu 3 trang 57 SGK Ngữ văn 9, tập 1

Trong những cách dùng như đồng hồ điện, đồng hồ nước, đồng hồ xăng,… từ đồng hồ được dùng với nghĩa chuyển theo phương thức ẩn dụ, chỉ những khí cụ dùng để đo có bề ngoài giống đồng hồ.

Phần II (luyện tập), câu 4 trang 57 SGK Ngữ văn 9, tập 1

a. Hội chứng

 + Nghĩa gốc: tập hợp nhiều triệu chứng cùng xuất hiện của bệnh.

VD: Hội chứng viêm đường hô hấp cấp rất phức tạp.

+ Nghĩa chuyển: tập hợp nhiều hiện tượng, sự kiện biểu hiện một tình trạng, một vấn đề xã hội, cùng xuất hiện ở nhiều nơi.

VD: Lạm phát, thất nghiệp là hội chứng của tình trạng suy thoái kinh tế.

b. Ngân hàng

 + Nghĩa gốc: tổ chức kinh tế hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh và quản lí các nghiệp vụ tiền tệ, tín dụng.

Phần II (luyện tập), câu 5 trang 57 SGK Ngữ văn 9, tập 1

- Trong hai câu thơ: Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng – Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ, từ mặt trời trong câu thơ thứ hai được sử dụng theo phép ẩn dụ tu từ. Tác giả gọi Bác Hồ là mặt trời dựa trên mối quan hệ tương đồng giữa hai đối tượng được hình thành theo cảm nhận của nhà thơ.

- Đây không phải là hiện tượng phát triển nghĩa của từ, bởi vì sự chuyển nghĩa của từ mặt trời trong câu thơ chỉ có tính chất lâm thời, nó không làm cho từ có thêm nghĩa mới và không thể đưa vào để giải thích trong từ điển.


Giải các môn học khác

Bình luận

SOẠN VĂN 9 TẬP 1

Bài 1

Bài 2

Bài 3

Bài 4

Bài 5

Bài 6

Bài 7

Bài 8

Bài 9

Bài 10

Bài 11

Bài 12

Bài 13

Bài 14

Bài 15

Bài 16

  • Cố hương
  • Kiểm tra tổng hợp cuối học kì 1
  • Ôn tập phần tập làm văn (tiếp theo)

Bài 17

SOẠN VĂN 9 TẬP 2

Bài 18

Bài 19

Bài 20

Bài 21

Bài 22

Bài 23

Bài 24

Bài 25

Bài 26

Bài 27

Bài 28

Bài 29

Bài 30

Bài 31

Bài 32

Bài 33

Bài 34