Trau dồi vốn từ - Ngữ văn lớp 9 - Tập 1

Xemloigiai.net giới thiệu bài soạn ngắn gọn cho Trau dồi vốn từ, Bài 7, Ngữ văn 9 ngắn gọn, Tập 1
Bài Tập / Bài Soạn: 

Câu 1 trang 99 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1 - Phần I (Rèn luyện để nắm vững nghĩa của từ và cách dùng từ)

Đọc kĩ ý kiến của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng. Ta hiểu được:

- Tiếng Việt vô cùng giàu đẹp, có khả năng đáp ứng mọi nhu cầu giao tiếp của người Việt.

- Muốn phát huy tối đa khả năng của tiếng Việt, mỗi cá nhân phải  không ngừng trau dồi ngôn ngữ của mình mà trước hết là trau dồi vốn từ.

Câu 2 trang 100 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1 - Phần I (Rèn luyện để nắm vững nghĩa của từ và cách dùng từ)

a. Lỗi lặp từ ngữ: thắng cảnh là “cảnh đẹp” rồi, không kết hợp với từ “đẹp” nữa.

b. Dùng sai từ “dự đoán”. “Dự đoán” là đoán tình hình, sự kiện ở tương lai. Trong trường hợp này nên dùng “đoán, phỏng đoán”.

c. Dùng kết hợp từ sai: “đẩy mạnh” (thúc đẩy cho phát triển nhanh) không thể đi với “quy mô” (chỉ mức độ to nhỏ). Nên dùng từ “mở rộng” thay cho “đẩy mạnh”.

Phần II (Rèn luyện để làm tăng vốn từ)

Đọc kĩ đoạn văn của Tô Hoài. Ta thấy được:

- Ngòi bút tài hoa của Nguyễn Du không phải có sẵn mà là biết học lời ăn tiếng nói của quần chúng.

- Trau dồi vốn từ ngoài việc hiểu chính xác nghĩa để dùng đúng còn phải làm giàu vốn từ bằng cách biết thêm những từ mới.

Câu 1 trang 101 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1 - Phần I (luyện tập)

Chọn cách giải thích đúng:

- Hậu quả: kết quả xấu . Chú ý: “hậu” là sau nhưng “hậu quả” không phải là “kết quả sau cùng” vì tiếng Việt đã có từ “kết quả” – mang sắc thái tích cực, còn “hậu quả” mang sắc thái tiêu cực.

- Đoạt: chiếm được phần thắng.

- Tinh tú: sao trên trời (nói khái quát). Chú ý: “tinh” là “sao”, “tú” là “đẹp” nhưng “tinh tú” không có nghĩa là “sao đẹp”. Còn nghĩa “phần thuần khiết và quý báu nhất” thì đã có từ “tinh túy”.

Câu 2 trang 101 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1 - Phần I (luyện tập)

Xác định nghĩa của yếu tố Hán Việt

a. Tuyệt:

- dứt, không còn gì: tuyệt chủng (bị mất hẳn nòi giống), tuyệt giao (cắt đứt giao thiệp), tuyệt tự (không có người nối dõi), tuyệt thực (nhịn đói, không chịu ăn để phản đối – một hình thức đấu tranh).

- cực kì, nhất: tuyệt đỉnh (điểm cao nhất, mức cao nhất), tuyệt mật (cần được giữ bí mật tuyệt đối), tuyệt tác (tác phẩm văn học, nghệ thuật hay, đẹp đến mức coi như không còn có thể có cái hơn), tuyệt trần (nhất trên đời, không có gì sánh bằng).

b. Đồng

Câu 3 trang 102 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1 - Phần I (luyện tập)

Sửa lỗi dùng từ trong những câu sau:

a. “Về khuya, đường phố rất im lặng.”: Dùng sai từ “im lặng”. 

=> Sửa: Về khuya, đường phố rất vắng lặng.

b. “Trong thời kì đổi mới, Việt Nam đã thành lập quan hệ ngoại giao với hầu hết các nước trên thế giới”: Dùng sai từ “thành lập”. 

=> Sửa: Trong thời kì đổi mới, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với hầu hết các nước trên thế giới”.

c. “Những hoạt động từ thiện của ông khiến chúng tôi rất cảm xúc.”: Dùng sai từ “cảm xúc”. 

=> Những hoạt động từ thiện của ông khiến chúng tôi rất cảm động.

Câu 4 trang 102 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1 - Phần I (luyện tập)

Bình luận ý kiến của Chế Lan Viên.

Tiếng Việt của chúng ta là một ngôn ngũ trong sáng và giàu đẹp. Điều đó được thể hiện trước hết qua ngôn ngữ của những người nông dân. Muốn gìn giữ sự trong sáng và giàu đẹp của ngôn ngữ dân tộc phải học tập lời ăn tiếng nói của họ.

Câu 5 trang 103 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1 - Phần I (luyện tập)

Để làm tăng vốn từ, cần:

- Chú ý quan sát, lắng nghe lời nói hàng ngày của những người xung quanh và trên các phương tiện thông tin đại chúng.

- Đọc sách báo.

- Ghi chép lại những từ ngữ mới đã nghe được, đọc được. 

- Tập sử dụng những từ ngữ mới trong những hoàn cảnh giao tiếp thích hợp.

Câu 6 trang 103 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1 - Phần I (luyện tập)

Chọn từ ngữ thích hợp với mỗi chỗ trống trong câu.

a. Đồng nghĩa với nhược điểm là điểm yếu.

b. Cứu cánh nghĩa là “mục đích cuối cùng”.

c. Trình ý kiến, nguyện vọng lên cấp trên là đề đạt.

d. Nhanh nhảu mà thiếu chín chắn là láu táu.

e. Hoảng đến mức có những biểu hiện mất trí là hoảng loạn.

Câu 7 trang 103 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1 - Phần I (luyện tập)

Phân biệt nghĩa của các từ ngữ như sau:

a. Nhuận bút là “tiền trả cho người viết một tác phẩm”; còn thù lao là “trả công để bù đắp vào lao động đã bỏ ra” (động từ) hoặc “khoản tiền trả công để bù đắp vào lao động đã bỏ ra” (danh từ). Như vậy, nghĩa của thù lao rộng hơn nghĩa của nhuận bút rất nhiều.

b. Tay trắng là “không có chút vốn liếng, của cải gì”, còn trắng tay là “bị mất hết tất cả tiền bạc, của cải, hoàn toàn không còn gì”.

Câu 8 trang 104 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1 - Phần I (luyện tập)

- 5 từ ghép: bàn luận – luận bàn, ca ngợi – ngợi ca, đấu tranh – tranh đấu, cầu khẩn  - khẩn cầu, bảo đảm – đảm bảo, dịu hiền – hiền dịu, đơn giản  - giản đơn, khổ cực – cực khổ, diệu kì – kì diệu, mầu nhiệm  - nhiệm mầu, thương yêu – yêu thương, đợi chờ - chờ đợi, triển khai – khai triển,..

Câu 9 trang 104 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1 - Phần I (luyện tập)

- bất (không, chẳng): bất biến, bất bình đẳng, bất chính, bất công, bất diệt,…

- bí (kín): bí mật, bí danh, bí ẩn, bí hiểm, bí quyết, bí truyền,…

- đa (nhiều): đa cảm, đa dạng, đa diện, đa giác, đa khoa, đa nghi, đa nghĩa,…

- đề (nâng, nêu ra): đề án, đề bạt, đề cao, đề cập, đề cử, đề đạt, đề nghị, đề xuất,…

- gia (thêm vào): gia cố, gia công, gia giảm, gia hạn, gia vị,…

- giáo (dạy bảo): giáo án, giáo dục, giáo khoa, giáo vụ, giáo viên, giáo sư,…

- hồi (về, trở lại): hồi hương, hồi phục, hồi sinh, hồi tâm, hồi tỉnh, hồi xuân,…


Giải các môn học khác

Bình luận

SOẠN VĂN 9 TẬP 1

Bài 1

Bài 2

Bài 3

Bài 4

Bài 5

Bài 6

Bài 7

Bài 8

Bài 9

Bài 10

Bài 11

Bài 12

Bài 13

Bài 14

Bài 15

Bài 16

  • Cố hương
  • Kiểm tra tổng hợp cuối học kì 1
  • Ôn tập phần tập làm văn (tiếp theo)

Bài 17

SOẠN VĂN 9 TẬP 2

Bài 18

Bài 19

Bài 20

Bài 21

Bài 22

Bài 23

Bài 24

Bài 25

Bài 26

Bài 27

Bài 28

Bài 29

Bài 30

Bài 31

Bài 32

Bài 33

Bài 34