Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới

Xemloigiai.net giới thiệu bài soạn ngắn gọn cho bài Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới, Bài 20, Ngữ văn 9 ngắn gọn, Tập 2

Bố cục: 3 phần

- Phần 1 từ đầu đến “thiên niên kỷ mới”: Sự chuẩn bị bản thân con người là sự chuẩn bị quan trọng nhất trong hành trang bước vào thế kỉ mới.

- Phần 2: tiếp theo cho đến “kinh doanh và hội nhập”: Tình hình thế giới và những nhiệm vụ của đất nước.

- Phần 3: tiếp theo cho đến hết. Những điểm manh, điểm yếu của con người Việt Nam và nhiệm vụ của con người khi bước vào thế kỉ mới.

Bài Tập / Bài Soạn: 

Câu 1 trang 30 SGK Ngữ văn 9, tập 2

- Tác giả viết bài này vào thời điểm chuyển tiếp giữa hai thế kỉ (thế kỉ XX – XXI) cũng là thời điểm chuyển tiếp giữa hai thiên niên kỉ (thiên niên kỉ thứ hai chuyển sang thiên niên kỉ thứ ba).

- Bài viết đã nêu việc chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới, thiên niên kỉ mới của thế hệ trẻ Việt Nam trước ba nhiệm vụ lớn lao của đất nước.

- Việc chuẩn bị hành trang, nhận ra cái mạnh, cái yếu của mình để phát huy và khắc phục có ý nghĩa thời sự, nhưng cũng có ý nghĩa lâu dài trên con đường nước ta hội nhập với thế giới và muốn sánh vai cùng các cường quốc.

Câu 2 trang 30 SGK Ngữ văn 9, tập 2

Trình tự lập luận:

- Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới, quan trọng nhất là sự chuẩn bị bản thân con người.

- Bối cảnh thế giới và nhiệm vụ của đất nước ta.

- Những điểm mạnh và điểm yếu của con người Việt Nam.

- Nhiệm vụ cả thế hệ trẻ khi bước vào thế kỉ mới. 

Câu 3 trang 30 SGK Ngữ văn 9, tập 2

Tác giả cho rằng “Sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất”.

Câu 4 trang 30 SGK Ngữ văn 9, tập 2

- Những điểm mạnh:

+ Thông minh, nhạy bén với cái mới;

+ Cần cù, sáng tạo;

+ Tính cộng đồng đoàn kết.

- Những điểm yếu:

+ Kiến thức có chỗ hổng, yếu về thực hành;

+ Thiếu sự tỉ mỉ, thiếu kế hoạch, chưa có thói quen tôn trọng quy trình công nghệ;

+ Chưa quen cường độ khẩn trương;

+ Còn đố kị, sống theo thứ bậc, coi thường kinh doanh, khôn vặt, sùng ngoại, chưa coi trọng chữ tín,…

Câu 5 trang 30 SGK Ngữ văn 9, tập 2

- Tác giả nêu lên những mặt mạnh của người Việt Nam. Nhận thức được mặt mạnh để tin tưởng, phát huy nó trong cuộc chiến đấu chống ngoại xâm và trong lao động xây dựng là cần thiết.

- Điểm mới của tác giả là tập trung chỉ ra và phân tích những điểm yếu kém của người Việt Nam. Chỉ ra mặt mạnh để phát huy và điểm yếu kém để khắc phục là một việc làm cần thiết.

- Thái độ của tác giả là một thái độ tôn trọng sự thật khách quan, quan tâm đến việc nhận thức toàn diện, không tự mãn nhưng cũng không tự ti, giúp thế hệ trẻ vững tin bước vào thế kỉ mới.

Câu 6 trang 30 SGK Ngữ văn 9, tập 2

Trong văn bản, tác giả đã sử dụng khá nhiều thành ngữ, tục ngữ để  diễn đạt làm cho cách nói cô đọng, có hình ảnh, đồng thời gần gũi với những cách nghĩ, cách cảm của chúng ta. 

Câu 1 trang 31 Ngữ Văn lớp 9 Tập 2 - Luyện tập

- Thời kì chiến tranh, nhân dân các làng bản, vùng quê đem lương thực nuôi bộ đội, giúp bộ đội tránh khỏi sự lùng sục của kẻ thù, sự đoàn kết của quân dân ta đã đánh bại hai kẻ thù lớn là thực dân Pháp và đế quốc Mỹ.

- Đoàn Trường Sinh ở xã Vinh Quang, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang 10 năm cõng người bạn bị liệt cả hai chân đi học.

- Nguyễn Văn Nam sinh năm 1995, quê ở huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An đã 3 lần cứu sống 9 người sắp bị chết đuối, trong lần cứu 5 em nhỏ bản thân Nam đã bị chết đuối.

Câu 2 trang 31 Ngữ Văn lớp 9 Tập 2 - Luyện tập

- Điểm mạnh của bản thân:

   + Có khả năng tiếp thu kiến thức nhanh

   + Có khả năng nắm bắt khái quát vấn đề.

   + Có tính sáng tạo.

- Điểm yếu của bản thân:

   + Đôi khi còn lười trong suy nghĩ và hành động.

   + Chưa làm việc một cách tỉ mỉ, cẩn thận.


Giải các môn học khác

Bình luận

SOẠN VĂN 9 TẬP 1

Bài 1

Bài 2

Bài 3

Bài 4

Bài 5

Bài 6

Bài 7

Bài 8

Bài 9

Bài 10

Bài 11

Bài 12

Bài 13

Bài 14

Bài 15

Bài 16

  • Cố hương
  • Kiểm tra tổng hợp cuối học kì 1
  • Ôn tập phần tập làm văn (tiếp theo)

Bài 17

SOẠN VĂN 9 TẬP 2

Bài 18

Bài 19

Bài 20

Bài 21

Bài 22

Bài 23

Bài 24

Bài 25

Bài 26

Bài 27

Bài 28

Bài 29

Bài 30

Bài 31

Bài 32

Bài 33

Bài 34