Bố cục của văn bản - Môn Ngữ Văn - Lớp 8 - Tập 1

Bài soạn siêu ngắn Bố cục của văn bản, Tuần 2, Soạn văn siêu ngắn, Tập 1
Bài Tập / Bài Soạn: 

Câu 1 trang 24 SGK Ngữ văn 8, tập 1

Văn bản trên có 3 phần:

- Mở bài (từ đầu đến "danh lợi"): giới thiệu khái quát về nhân vật Chu Văn An.

- Thân bài ("Học trò theo ông" đến "không cho vào thăm"): những biểu hiện chứng tỏ "đạo cao đức trọng" của thầy Chu Văn An.

- Kết bài ("Khi ông mất" đến hết): tình cảm của người đời dành cho Chu Văn An khi ông mất.

 

Câu 2 trang 24 SGK Ngữ văn 8, tập 1

- Phần MB: Giới thiệu nhân vật và nội dung câu chuyện sẽ kể.

- Phần TB: kể diễn biến câu chuyện về ông Chu Văn An dạy học.

- Phần KB: nêu hai câu nhận định, đánh giá về ông.

 

 

Câu 3 trang 24 SGK Ngữ văn 8, tập 1

- Phẩn mở đầu: Giới thiệu về chủ đề văn bản (người thầy Chu Văn An- tài cao đức trọng).

- Phần thân bài: Trình bày các khía cạnh liên quan tới chủ đề của văn bản. Giải quyết chủ đề đã nêu ở phần mở bài.

- Phần kết: Tổng kết các chủ đề của văn bản.

-> Cả ba phần có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, các phần được sắp xếp theo trình tự hợp lý để thể hiện chủ đề của văn bản.

 

Câu 4 trang 24 SGK Ngữ văn 8, tập 1

Bố cục của văn bản gồm 3 phần:

- Phần mở bài: Giới thiệu nội dung, thu hút sự chú ý của người đọc.

- Phần thân bài: Phát triển và giải quyết một cách cụ thể vấn đề đã nêu ở phần mở bài.

- Phần kết bài: Tóm tắt kết luận và đáp ứng sự chờ đợi của người đọc. 

 

Câu 5 trang 24 SGK Ngữ văn 8, tập 1

Phần thân bài của văn bản “Tôi đi học” của Thanh Tịnh được sắp xếp dựa trên cơ sở là hồi kí: nhớ lại các sự việc, tình tiết diễn ra vào buổi đầu đi học.

Văn bản Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng chủ yếu trình bày diễn biến tâm trạng của cậu bé Hồng. 

 

Câu 6 trang 25 SGK Ngữ văn tập 1

Tuỳ theo từng đối tượng và mục đích miêu tả, người ta có thể miêu tả theo trình tự từ khái quát đến cụ thể hoặc ngược lại.  

Phần thân bài trong bài văn Người thầy đạo cao đức trọng trình bày các ý làm sáng tỏ luận đề trên, các ý này được sắp xếp theo trình tự nhất định.

   Phân tích trình bày làm sáng tỏ luận đề "Chu Văn An là người thầy đạo cao đức trọng".

 

Câu 7 trang 25 SGK Ngữ văn tập 1

- Người ta thường sắp xếp nội dung phần Thân bài của văn bản theo 1 số cách sau: (không gian - thời gian, khái quát - cụ thể, mạch phát triển của vấn đề, mạch suy luận, liên tưởng, …)

- Nhìn chung, người ta có thể linh hoạt trong việc bố trí, sắp xếp nội dung phần thân bài của văn bản miễn sao đảm bảo tính thống nhất chủ đề, sự mạch lạc trong triển khai chủ đề, giúp người đọc tiếp nhận được nội dung muốn biểu đạt.

 

Luyện tập câu hỏi 1 trang 26 SGK Ngữ Văn 8 Tập 1

a: Miêu tả cảnh sân chim đông đúc, náo động.

   Bố cục ba phần, miêu tả từ khái quát đến cụ thể, từ xa đến gần

b: Trình bày ý theo thứ tự không gian:

- Ba Vì – xung quanh Ba Vì. 

- Riêng về Ba Vì lại trình bày theo thứ tự thời gian.

c: Hai luận cứ được sắp xếp theo tầm quan trọng của chúng đối với luận điểm cần chứng minh:

“Lịch sử thường sẵn những trang đau thương… Ta thử lấy truyện Hai Bà Trưng mà xét…”

Luyện tập câu hỏi 2 trang 27 SGK Ngữ văn 8 tập 1

Nếu phải trình bày về lòng thương mẹ của chú bé Hồng ở văn bản Trong lòng mẹ, em sẽ trình bày và sắp xếp chúng như sau:

- Nêu bật tình cảm, thái độ của chú bé Hồng khi nói chuyện (đối thoại) với bà cô về mẹ.

- Vì thương mẹ, bé Hồng ghét những hủ tục phong kiến vô lí. Nêu lên câu nói đầy căm phận với hủ tục đó.

- Vì nỗi mong nhớ, thương yêu mẹ thường trực nên thoáng thấy bóng người trên xe kéo là bé Hồng chạy theo.

- Kể lại những phút bé Hồng sung sướng được ở bên mẹ.

 


Giải các môn học khác

Bình luận

Tuần 1

Tuần 2

Tuần 3

Tuần 4

Tuần 5

Tuần 6

Tuần 7

Tuần 8

Tuần 9

Tuần 10

Tuần 11

Tuần 12

Tuần 13

Tuần 14

Tuần 15

Tuần 16

Tuần 17

Tuần 18

Tuần 19

Tuần 20

Tuần 21

Tuần 22

Tuần 23

Tuần 24

Tuần 25

Tuần 26

Tuần 27

Tuần 28

Tuần 29

Tuần 30

Tuần 31

Tuần 32

Tuần 33

Tuần 34