Tìm hiểu yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận - Ngữ Văn lớp 8 - Tập 2

Xemloigiai.net giới thiệu bài soạn siêu ngắn cho Tìm hiểu yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận, Bài 26, Ngữ văn 8, Tập 2
Bài Tập / Bài Soạn: 

Câu 1 trang 96 SGK Ngữ văn 8, tập2 - Phần I (Yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận)

a) - Những từ ngữ biểu lộ tình cảm mãnh liệt của tác giả:

+ Từ ngữ: muốn hòa bình, phải nhân nhượng, càng lấn tới, quyết tâm cướp nước ta, thà hi sinh, nhất định không, phải hi sinh tới giọt máu cuối cùng, thắng lợi nhất định về dân tộc ta.

+ Câu cảm thán:

Hỡi đồng bào toàn quốc!

Hỡi anh em binh sĩ, tự vệ, dân quân!

Không! Chúng ta thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước nhất định không chịu làm nô lệ.

- Điểm chung của hai văn bản: Đều sử dụng nhiều từ ngữ, câu văn giàu tình cảm.

Câu 2 trang 96 SGK Ngữ văn 8, tập2 - Phần I (Yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận)

Cách để phát huy hết tác dụng của yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận:

a) Ngoài việc xây dựng luận điểm và lập luận, người viết còn phải tìm cách thuyết phục người đọc tin và những luận điểm và lập luận đó.

b) Những tình cảm đó còn phải được bộc lộ qua những từ ngữ, câu văn, giọng điệu,... phù hợp.

c) Không nên quá lạm dụng yếu tố biểu cảm trong một bài văn nghị luận.

Câu 1 trang 97 SGK Ngữ văn 8, tập 2 - Phần II (Luyện tập)

- Các yếu tố biểu cảm được thể hiện qua các từ ngữ đối lập:

VD: Những tên da đen bẩn thỉu, những tên “An-nam-mít” bẩn thỉu - những đứa “con yêu”, những người “bạn hiền”, chiến sĩ bảo vệ công lí và tự do;....

- Tác dụng: Tăng tính mỉa mai, trào phúng của bài viết -> Tác động mạnh tới người đọc.

Câu 2 trang 97 SGK Ngữ văn 8, tập 2 - Phần II (Luyện tập)

- Những cảm xúc được biểu hiện: Nỗi buồn và sự trăn trở của một nhà giáo đối với việc học tủ của học sinh.

- Để đoạn văn đó không chi có sức thuyết phục mà còn gợi cảm tác giả đã sử dụng những từ ngữ thể hiện thái độ tình cảm: nỗi khổ tâm, đeo một cái “nghiệp”,...

Câu 3 trang 97 SGK Ngữ văn 8, tập 2 - Phần II (Luyện tập)

Trong bài cần nêu được những vấn đề sau:

- Khẳng định chúng ta không nên học vẹt học tủ.

- Giải thích thế nào là học vẹt, học tủ -> Hậu quả

- Chỉ ra thái độ học tập đúng đắn -> Tác dụng

- Yếu tố biểu cảm được thể hiện lồng ghép vào việc:

+ Phê phán lối học tủ

+ Khích lệ tinh thần học tập đúng đắn


Giải các môn học khác

Bình luận

Tuần 1

Tuần 2

Tuần 3

Tuần 4

Tuần 5

Tuần 6

Tuần 7

Tuần 8

Tuần 9

Tuần 10

Tuần 11

Tuần 12

Tuần 13

Tuần 14

Tuần 15

Tuần 16

Tuần 17

Tuần 18

Tuần 19

Tuần 20

Tuần 21

Tuần 22

Tuần 23

Tuần 24

Tuần 25

Tuần 26

Tuần 27

Tuần 28

Tuần 29

Tuần 30

Tuần 31

Tuần 32

Tuần 33

Tuần 34