Câu phủ định siêu ngắn - Ngữ Văn lớp 8 - Tập 2

Xemloigiai.net giới thiệu bài soạn siêu ngắn cho Câu phủ định siêu ngắn, Bài 22, Ngữ văn 8, Tập 2
Bài Tập / Bài Soạn: 

Câu 1 trang 52 SGK Ngữ văn 8, tập 2 - Phần I (Đặc điểm hình thái và chức năng)

a) Các câu (b), (c), (d) khác với câu (a) ở những từ ngữ phủ định: “không”, “chưa”, “chẳng”.

b) Câu (a) dùng để khẳng định việc "Nam đi Huế" là có diễn ra, còn câu (b), (c), (d) dùng để phụ định sự việc đó, tức là việc "Nam đi Huế" không diễn ra.

Câu 2 trang 52 SGK Ngữ văn 8, tập 2 - Phần I (Đặc điểm hình thái và chức năng)

- Những câu có từ ngữ phủ định là:

Không phải, nó chần chẫn như cái đòn càn.

Đâu có!

 => Hai câu phủ định trên nhằm để phản bác một ý kiến, nhận định của người đối thoại, vì vậy được gọi là câu phủ định bác bỏ. 

Câu 1 trang 53 SGK Ngữ văn 8, tập 2 - Luyện tập

a) Không có câu phủ định bác bỏ.

b) Cụ cứ tưởng thế đấy chứ nó chả hiểu gì đâu!

=> Đây là câu tác giả phản bác lại ý kiến của lão Hạc nhận xét về con chó đã đưa ra trước đó.

c) Không, chúng con không đói nữa đâu.

=> Đây là câu của cái Tí phản bác lại ý điều mà chị Dậu nghĩ: mấy đứa con mình đang đói quá đã đưa ra ở phần văn bản trước đó.

Câu 2 trang 54 SGK Ngữ văn 8, tập 2 - Luyện tập

- Những câu trên đều là câu phủ định, vì chúng đều chứa từ phủ định như không (trong a và b), chẳng (trong c).

- Những câu không có từ ngừ phủ định mà tương đương với những câu trên là:

Câu chuyện có lẽ chỉ là một câu chuyện hoang đường, song lại có ý nghĩa.

Tháng tám, hồng ngọc đỏ, hồng hạc vàng, mọi người đều từng ăn ...

Từng qua thời thơ ấu ở Hà Nội, ai cũng có một lần nghển cổ ...

=> Ý nghĩa của những câu gốc nhấn mạnh hơn.

Câu 3 trang 54 SGK Ngữ văn 8, tập 2 - Luyện tập

Nếu thay từ không bằng chưa vào câu văn của Tô Hoài thì câu đó phải viết lại như sau: Choắt chưa dậy được, nằm thoi thóp.

- Ý nghĩa của câu (khi thay) sẽ có sự thay đổi, bởi

+ Với từ phủ định "không" nghĩa của câu sẽ được hiểu: Dế Choắt không thể dậy được nữa, Choắt sắp chết. Đây là kiểu câu phủ định vĩnh viễn.

+ Với từ phủ định " chưa" nghĩa của câu được hiểu: Dế Choắt có thể gượng dậy. Đây là kiểu phủ định không hoàn toàn.

Câu 4 trang 54 SGK Ngữ văn 8, tập 2 - Luyện tập

a) Câu cảm thán mang nghĩa phủ định

b) Câu cảm thán mang nghĩa phủ định

c) Câu nghi vấn với ý nghĩa bác bỏ

d) Câu nghi vấn với ý nghĩa thể hiện cảm xúc

- Đặt những câu có ý nghĩa tương đương:

a) Chẳng đẹp gì cả!

b) Không có chuyện đó!

c) Bài thơ này không hay.

d) Cụ không biết chứ tôi có sung sướng đâu.

Câu 5 trang 54 SGK Ngữ văn 8, tập 2 - Luyện tập

- Không thay thế được

- Giải thích: Nó sẽ làm thay đổi nghĩa của cả câu. Trong câu, quên có nghĩa là không nghĩ đến (vì sự căm thù giặc đã át hết đi); chưa là chỉ sự nóng lòng muốn ra trận tiền giết giặc (khác với chẳng – không thể làm được).

Câu 6 trang 54 SGK Ngữ văn 8, tập 2 - Luyện tập

Mai: Tối hôm qua Ti vi không chiếu bộ phim mà cậu nói. (câu phủ định miêu tả)

Đào: Nhưng cậu đã xem ở những kênh nào?

Mai: Tớ đã kiểm tra tất cả các kênh nhưng chẳng kênh nào có cả. (câu phủ định bác bỏ).


Giải các môn học khác

Bình luận

Tuần 1

Tuần 2

Tuần 3

Tuần 4

Tuần 5

Tuần 6

Tuần 7

Tuần 8

Tuần 9

Tuần 10

Tuần 11

Tuần 12

Tuần 13

Tuần 14

Tuần 15

Tuần 16

Tuần 17

Tuần 18

Tuần 19

Tuần 20

Tuần 21

Tuần 22

Tuần 23

Tuần 24

Tuần 25

Tuần 26

Tuần 27

Tuần 28

Tuần 29

Tuần 30

Tuần 31

Tuần 32

Tuần 33

Tuần 34