Ôn tập về văn bản thuyết minh - Ngữ Văn lớp 8 - Tập 2

Xemloigiai.net giới thiệu bài soạn siêu ngắn cho Ôn tập về văn bản thuyết minh, Bài 20, Ngữ văn 8, Tập 2
Bài Tập / Bài Soạn: 

Câu 1 trang 35 SGK Ngữ văn 8, tập 2 - Phần I (Ôn tập lí thuyết)

Văn bản thuyết minh là kiểu văn bản thông dụng trong mọi lĩnh vực đời sống nhằm cung cấp các tri thức về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân… của các sự vật và hiện tượng và sự vật trong tự nhiên, xã hội cho con người bằng phương thức trình bày, giới thiệu, giải thích.

Câu 2 trang 35 SGK Ngữ văn 8, tập 2 - Phần I (Ôn tập lí thuyết)

Khác nhau về tính chất:

- Không sa đà vào kể truyện, thuật sự việc như tự sự.

- Không miêu tả quá chi tiết, tỉ mỉ như văn miêu tả.

- Không mang sắc thái biểu cảm mạnh mẽ, chủ đạo như văn biểu cảm.

-  Không đưa ra lý lẽ, lập luận như văn nghị luận.

=> Thuyết minh bao gồm việc trình bày, giải thích, giới thiệu khách quan chân thực, rõ ràng.

Câu 3 trang 35 SGK Ngữ văn 8, tập 2 - Phần I (Ôn tập lí thuyết)

Muốn làm tốt bài văn thuyết minh cần:

Bước chuyển bị tài liệu bằng việc quan sát, tìm đọc, thu thập thông tin từ nhiều nguồn (sách vở, truyền thông, thực nghiệm…).

+ Phải xây dựng được bố cục của bài văn thuyết minh theo trình tự hợp lý.

- Bài văn thuyết minh cần làm nổi bật những đặc điểm, tính chất, chức năng, tác dụng… và quan trọng nhất chính là mối quan hệ giữa đối tượng được thuyết minh với đời sống con người.

Câu 4 trang 35 SGK Ngữ văn 8, tập 2 - Phần I (Ôn tập lí thuyết)

Những phương pháp thuyết minh thường được vận dung, vận dụng kết hợp với nhau là: nêu định nghĩa, giải thích, liệt kê, nêu ví dụ, dùng số liệu, so sánh, phân loại, phân tích…

Câu 1 trang 35 SGK Ngữ văn 8, tập 2 - Phần II (Luyện tập)

a) Giới thiệu một đồ dùng:

Mở bài: Giới thiệu đồ dùng

Thân bài:

- Cấu tạo

- Đặc điểm

- Lợi ích của đồ dùng đó

Kết bài: Nêu cảm nhận chung

b) Giới thiệu một danh lam thắng cảnh:

Mở bài: Giới thiệu chung về thắng cảnh (vị trí địa lý, bao gồm những bộ phận nào...)

Thân bài: Lần lượt mô tả, giới thiệu từng phần trong danh lam thắng cảnh.

Kết bài: Vị trí của thắng cảnh trong đời sống tình cảm của con người. Nêu cảm nghĩ của bản thân.

Câu 2 trang 36 SGK Ngữ văn 8, tập 2 - Phần II (Luyện tập)

a)  Giới thiệu một đồ dùng:

Ô hay dù là một loại dụng cụ, đồ vật cầm tay dùng để che mưa, che nắng hoặc làm đẹp (phụ nữ hoặc giới quyền quý xưa, ô trang trí cho phụ nữ thường có màu sắc và nông lòng hơn). Ô là vật dụng được thiết kế gồm cán ô (hay thân dù, giống cây gậy ba toong) và lọng ô, dụng cụ bằng vải có hình cây nấm để che đậy được gắn cố định vào cán ô và có khả năng xòe, gấp để có thể cụp hoặc bật ô, gấp xếp cho gọn.

 


Giải các môn học khác

Bình luận

Tuần 1

Tuần 2

Tuần 3

Tuần 4

Tuần 5

Tuần 6

Tuần 7

Tuần 8

Tuần 9

Tuần 10

Tuần 11

Tuần 12

Tuần 13

Tuần 14

Tuần 15

Tuần 16

Tuần 17

Tuần 18

Tuần 19

Tuần 20

Tuần 21

Tuần 22

Tuần 23

Tuần 24

Tuần 25

Tuần 26

Tuần 27

Tuần 28

Tuần 29

Tuần 30

Tuần 31

Tuần 32

Tuần 33

Tuần 34