Xây dựng đoạn văn trong văn bản - Môn Ngữ Văn - Lớp 8 - Tập 1

Bài soạn văn siêu ngắn Xây dựng đoạn văn trong văn bản, Tuần 3, Soạn văn siêu ngắn 8, Tập 1
Bài Tập / Bài Soạn: 

Phần I - Câu 1 trang 34 SGK Ngữ văn 8, tập 1

Văn bản Ngô Tất Tố và tác phẩm tắt đèn gồm có hai ý. Mỗi ý viết thành một đoạn văn.

 

Phần I - Câu 2 trang 34 SGK Ngữ văn 8, tập 1

Dấu hiệu hình thức: dựa vào để nhận biết đoạn văn là phần văn bản tính từ chỗ viết hoa lùi đầu dòng đến chỗ chấm xuống hàng.

 

Phần I - Câu 3 trang 34 SGK Ngữ văn 8, tập 1

Khái quát các đặc điểm cơ bản của đoạn văn: Đoạn văn là đơn vị trực tiếp tạo nên văn bản, diễn đạt một nội dung nhất định (nội dung logic hay nội dung biểu cảm), được mở đầu bằng chỗ lùi đầu dòng, viết hoa và kết thúc bằng dấu chấm ngắt đoạn. 

 

Phần II - Câu 1 trang 35 SGK Ngữ văn 8, tập 1

Từ ngữ chủ đề và câu chủ đề của đoạn văn:

a, Các từ ngữ duy trì ý tứ của toàn đoạn: "Ngô Tất Tố", "Ông", "nhà văn", "tác phẩm chính của ông"

-> Những từ ngữ duy trì ý của đoạn văn là những từ ngữ tạo nên sự thống nhất trong chủ đề của văn bản.

b, Câu "Tắt đèn là tác phẩm tiêu biểu nhất của Ngô Tất Tố" -> khái quát nội dung chính của đoạn văn, đây là câu then chốt của đoạn.

c. Câu chủ đề là câu bao chứa trọn vẹn nội dung chính của đoạn văn, câu có hình thức ngắn gọn, đầy đủ thành phần chính, có thể đứng ở đầu hoặc cuối câu.

 

Phần II - Câu 2 trang 35 SGK Ngữ văn 8, tập 1

Cách trình bày nội dung đoạn văn

a. So sánh cách trình bày của hai đoạn văn:

- Giống: Đều trình bày về một vấn đề.

- Khác:

   + Câu chủ đề:

  • Đoạn văn thứ nhất không có câu chủ đề
  • Đoạn văn thứ hai có câu chủ đề

+ Cách diễn đạt

Phần III - Luyện tập câu hỏi 1 trang 36 SGK Ngữ văn 8, tập 1

Văn bản Ai nhầm có thể chia thành hai ý. Mỗi ý được diễn đạt bằng một đoạn văn:

   Đoạn 1: Nói về ông thầy lười: Sao chép nhầm văn tế.

   Đoạn 2: Khi người ta trách thì cãi liều là “chết nhầm”.

 

Phần III - Luyện tập câu hỏi 2 trang 37 SGK Ngữ văn 8, tập 1

Cách trình bày nội dung các đoạn văn:

a. Diễn dịch (Câu chủ đề "Trần Đăng Khoa rất biết yêu thương").

b. Song hành (Không có câu chủ đề, chủ đề của đoạn được duy trì bằng những từ ngữ chủ đề như mưa ngớt, tạnh, trời).

 c. Song hành (Không có câu chủ đề, chủ đề được duy trì bằng các từ ngữ chủ đề Nguyên Hồng, ông, ngòi bút, sáng tác…).

 

Phần III - Luyện tập câu hỏi 4 trang SGK Ngữ văn 8, tập 1

Theo em nên vận dụng câu tục ngữ “Thất bại là mẹ thành công” vào cuộc sống.


Giải các môn học khác

Bình luận

Tuần 1

Tuần 2

Tuần 3

Tuần 4

Tuần 5

Tuần 6

Tuần 7

Tuần 8

Tuần 9

Tuần 10

Tuần 11

Tuần 12

Tuần 13

Tuần 14

Tuần 15

Tuần 16

Tuần 17

Tuần 18

Tuần 19

Tuần 20

Tuần 21

Tuần 22

Tuần 23

Tuần 24

Tuần 25

Tuần 26

Tuần 27

Tuần 28

Tuần 29

Tuần 30

Tuần 31

Tuần 32

Tuần 33

Tuần 34