Ca dao thân thân yêu thương tình nghĩa - Tổng hợp các bài văn nghị luận về tác phẩm Ca dao than thân yêu thương tình nghĩa

Xemloigiai.net Ca dao thân thân yêu thương tình nghĩa - Tổng hợp các bài văn nghị luận về tác phẩm Ca dao than thân yêu thương tình nghĩa, Ngữ văn 10 (Văn mẫu 10)
Bài Tập / Bài Soạn: 

Thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ qua một số bài ca dao than thân

Dàn ý

1. Mở bài

- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận

2. Thân bài

- Người phụ nữ bị coi nhẹ, rẻ rúng, họ không được quyền lựac chọn hạnh phúc cho mình:

Thân em như tấm lụa đào

Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai

Ngay từ lúc sinh ra, được là người họ đã bị xã hội định đoạt, bị cha mẹ gả bán, họ không có sự lựa chọn nào khác:

“Thân em như con cá rô thia

 Ra sông mắc lưới vào đìa mắc câu"

Cảm nghĩ của anh chị về thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ qua một số bài ca dao than thân trách phận.

Đề văn này yêu cầu học sinh trình bày những suy nghĩ về cảm xúc của mình về vấn đề thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ.

    Cần dựa vào những tri thức chung về số phận người phụ nữ trong những bài ca dao đã học. Cụ thể là:

- Phụ nữ là những người chân yếu tay mềm và theo quan niệm cũ, người phụ nữ không có quyển bình đẳng với nam giới. Họ thường không tự được quyết định số phận của mình mà phụ thuộc vào cha mẹ. Chồng, con và quan niệm xã hội. Họ thường bị đối xử bạc tình, bạc nghĩa, đôi khi còn bị đánh đập.

Giới thiệu chùm ca dao than thân

Than thân là một trong những chủ đề quan trọng trong ca dao Việt Nam. Chùm ca dao này có số lượng bài khá lớn. Đó là những câu ca dao được cất lên từ những kiếp người đau khổ lầm than trong xã hội cũ. Những con người ấy phái chịu trăm đắng ngàn cay, những đè nén, áp bức, những uất ức, tủi nhục, hờn giận. Họ gửi tất cả những nỗi niềm ấy vào ca dao, mượn ca dao để thổ lộ giãi bày những nỗi niềm đau khổ, cực nhọc của quần chúng lao khổ xưa.

Những đặc điểm nghệ thuật nổi bật của ca dao

      Ca dao là một trong những thể loại nổi bật trong văn học dân gian. Nó diễn tả một cách trực tiếp tâm hồn, tình cảm của nhân dân lao động. Nhắc đến nội dung của ca dao thì thường rất đa dạng từ cuộc sống sinh hoạt, đến tình cảm của con người. Đặc điểm về nghệ thuật trong ca dao từ ngôn ngữ đến kết cấu, thủ pháp nghệ thuật, cuối cùng là thể thơ đều mang đậm chất dân gian.

Phân tích bài ca dao sau: "Muối ba năm muối đang còn mặn...Có xa nhau đi nữa cũng ba vạn sáu ngàn ngày mới xa"

Dàn ý

1. Mở Bài

- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận

2. Thân Bài

* Nghĩa thực:

- Tình yêu gắn với những điều bình dị mà bền chặt.

+ "Gừng" và "muối" là những sự vật quen thuộc, dân dã trong đời sống của người nông dân, không điều gì có thể thay thế.

+ Muối để càng lâu, thậm chí là ba năm, vị mặn mòi trong muối vẫn không đổi, gừng dẫu chín tháng chất cay nồng "hãy còn" giữ được bên trong.

=> Thách thức của thời gian không làm mất đi những đặc trưng của nó.

Phân tích bài ca dao sau: "Ước gì sông rộng một gang, Bắc cầu dải yếm để chàng sang chơi"

Dàn ý

1. Mở bài

- Giới thiệu bài ca dao

2. Thân bài

- Hình ảnh cây cầu là hình ảnh quen thuộc trong ca dao, gắn bó mật thiết với đời sống tình cảm phong phú, mãnh liệt nhưng cũng đầy duyên dáng, ý nhị của người dân Việt Nam.

Hai ta cách một con sông,

Muốn sang anh ngả cành hồng cho sang.

=> Cầu là phương tiện giao thông, cầu cũng là không gian trữ tình, là nơi gặp gỡ, hẹn hò của trai gái.

Phân tích bài ca dao sau: “Khăn thương nhớ ai...Lo vì một nỗi không yên một bề...”

Dàn ý

1. Mở bài

- Giới thiệu bài ca dao

2. Thân bài

- Nêu khái quát nội dung của bài ca dao:

+ Nỗi niềm của người con gái mong ngóng, chờ đợi người con trai

+ Nỗi nhớ nâng lên từng bước càng trở nên da diết từ nỗi lòng thầm kín không bộc lộ trở thành tiếng khóc chan chứa

- Hình ảnh chiếc khăn:

+ Biểu tượng cho tình yêu, đấy là vật trao duyên, là kỉ niệm hứa hẹn của đôi trai gái.

Phân tích bài ca dao sau: "Trèo lên cây khế nửa ngày...Ta như sao vượt chờ Trăng giữa trời"

Dàn ý

1. Mở bài

- Giới thiệu bài ca dao cần được phân tích.

2. Thân bài

- Bài ca dao chính là lời của chàng trai đang yêu.

+ Trèo lên cây khế là bình thường, nhưng ở trên cây khế đến “nửa ngày” thì thật là vô lí. Nhưng chính cái vô lí ấy mới diễn đạt đúng trạng thái tâm hồn của chàng trai: chua xót đến ngơ ngẩn. “Ai làm chua xót lòng này, khế ơi!”, câu đầu đã mở lối cho lời tâm sự bật ra ở câu thứ hai.

Phân tích một số bài ca dao để làm nổi bật số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa

Thân em như tấm lụa đào,

Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai.

...

 Thân em như củ ấu gai

Ruột trong thì trắng vỏ ngoài thì đen.

Ai ơi, nếm thử mà xem!

Nếm ra, mới biết rằng em ngọt bùi.

- Đây là hai câu hát về thân phận người phụ nữ trong xã hội xưa. Cả hai câu đều bắt đầu bằng cụm từ “Thân em” và sau đó là một phép so sánh “như".

Giới thiệu một số biện pháp nghệ thuật thường gặp trong ca dao yêu thương, tình nghĩa

Yêu thương tình nghĩa là một trong những chủ đề chính của ca dao Việt Nam. Nội dung chủ yếu của các bài ca dao này phản ánh đời sống tình cảm, tình nghĩa trong các quan hệ gia đình, quê hương, đất nước, tình yêu đôi lứa, tình bạn, láng giềng... góp phần tích cực vào việc thể hiện nội dung ấy là một số biện pháp nghệ thuật quen thuộc như so sánh ví von, nhân hóa, ẩn dụ và các mô thức ngôn ngữ...

Tìm những bài ca dao về nỗi nhớ người yêu, về cái khăn

Những bài ca dao về nỗi nhớ người yêu, về cái khăn:

1.

Ai về đường ấy hôm mai,
Gửi dăm cái nhớ, gửi vài cái thương.
Gửi cho đến chiếu đến giường,
Gửi cho đến tận quê hương chàng nằm.

2.

Anh đi đường ấy xa xa,
Để em ôm bóng trăng tà năm canh.
Nước non một gánh chung tình,
Nhớ ai, ai có nhớ mình hay chăng ?

3.

Tơ tằm đã vấn thì vương,
Đã trót dan díu thì thương nhau cùng.

4.

Tìm 5 bài ca dao mở đầu bằng “Thân em như...”

1.  Thân em như miếng cau khô

         Người khôn tham mỏng, người thô tham dày

      2.  Thân em như giếng giữa đàng

        Người khôn rửa mặt, người phàm rửa chân.

      3.  Thân em như tấm lụa đào

Dám đâu xé lẻ vuông nào cho ai.

    4.  Thân em như quế giữa rừng

Thơm tho ai biết ngát lừng ai hay

5.  Thân em như cái sập vàng

Lủ chúng anh như tổ ong tàng trời mưa.

Cảm nhận của anh (chị) về số phận người phụ nữ qua các câu ca dao than thân,yêu thương,tình nghĩa

Bài 1 và 2

1. Chú ý đến cách mở đầu của cả hai bài ca dao: cùng một mô típ khá phổ biến trong ca dao: “Thân em như...’’. Lắng nghe giọng điệu của nhân vật trữ tình: có chút khiêm nhường, nhưng vẫn lắng đọng cái xót xa ngậm ngùi. “Lời chung” của những cô gái xưa tự ý thức về mình.

2. Hình ảnh so ánh ẩn dụ ở những bài ca dao có nét riêng - phù hợp với hệ thống hình ảnh cũng như giọng điệu, phù hợp với cảm xúc riêng của từng văn bản.

Phân tích những câu Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa

Dàn ý

1. Mở bài

- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận

2. Thân bài

“Thân em như tấm lụa đào

Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai?”

- Tấm lụa đào: tấm lụa có giá trị => Người con gái ý thức được giá trị của mình

Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai?: Một tấm lụa đẹp lại bị đi giao bán ở giữa chợ. 

=> Thân phận người con gái trở nên rẻ rúng, không được tự quyết định tương lai, hạnh phúc của mình.

“Thân em như củ ấu gai

Ca dao có một số câu bắt đầu bằng “Thân em….”. Anh (chị) hãy tìm hiểu khoảng ba, bốn câu như thế và làm rõ nét đặc sắc của chúng

Trong ca dao Việt Nam có một điều rất lạ: nhiều câu ca dao hoàn toàn không khác nhau về nội dung, ý nghĩa, nhưng lại cùng tồn tại và mỗi câu đều đem lại niềm hứng thú riêng cho người thưởng thức. Chẳng hạn có rất nhiều câu bắt đầu bằng “Thân em” cùng nói lên số phận đắng cay của người phụ nữ ngày xưa:

Thân em như tấm lụa đào,

Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai.

Thân em như hạt mưa sa,

Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày.

Thân em như giếng giữa đàng,

Người khôn rửa mặt, người phàm rửa chân.

Thân em như con hạc đầu đình,


Giải các môn học khác

Bình luận

Văn thuyết minh lớp 10

Văn biểu cảm lớp 10

Nghị luận xã hội lớp 10

Tập làm văn lớp 10

Các dạng đề về tác phẩm văn học lớp 10

Đọc thêm: Cảm Hoài - Đặng Dung

Nghị luận xã hội lớp 10

Đọc thêm: Xúy Vân giả dại

Viết bài văn biểu cảm