Tam đại con gà - Truyện cười - Tổng hợp các bài văn nghị luận về tác phẩm Tam đại con gà

Xemloigiai.net Tam đại con gà - Truyện cười - Tổng hợp các bài văn nghị luận về tác phẩm Tam đại con gà, Ngữ văn 10 (Văn mẫu 10)
Bài Tập / Bài Soạn: 

Đọc hiểu Tam đại con gà

I - Tìm hiểu chung

1. Thể loại

- Truyện cười là một thể loại văn học dân gian xuất hiện từ thời xã hội phân chia giai cấp, rất phát triển và có sức sống lâu bền. Cho đến nay, kho tàng truyện cười vẫn tiếp tục được bổ sung.

- Truyện cười thường có dung lượng ngắn nhưng với ngôn ngữ tinh và sắc, nghệ thuật kể chuyện đầy bất ngờ, truyện cười có giá trị phê phán rất lớn. Tác giả dân gian thường tạo nên những tình huống đối lập nhau, rất dễ nhận ra để gây cười và để phê phán những thói hư tật xấu trong cuộc sống.

Phân tích hành động và lời nói của nhân vật để làm sáng tỏ thủ pháp gây cười

Dàn ý

1. Hành động:

- Nhân vật đã có những hành động cụ thể là: bảo học trò đọc khẽ, khấn xin âm dương thổ công, bệ vệ ngồi trên giường bảo trẻ đọc thật to.

=> Hai hành động đầu tiên là biểu hiện cho sự thận trọng muốn che giấu cái dốt của mình.

- Hành động thứ ba, ngược lại là biểu hiện của sự đắc chí, sự yên tâm tuyệt đối vào mình và vào thổ công. Và chính vì vậy hành động thứ ba là hành động có khả năng bộc lộ rõ nhất bản chất nhân vật và khiến tiếng cười bật ra một cách thoải mái nhất.

Phân tích Truyện Tam đại con gà

Dàn ý

I. Mở bài

- Giới thiệu truyện cười Tam đại con gà

- Dẫn dắt vấn đề cần nghị luận

II. Thân bài

1. Tình huống truyện

- Anh học trò dốt nát nhưng lại hay khoe khoang lên mặt văn hay chữ tốt, có người mời anh ta về dạy học

=> Sự xuất hiện của nhân vật đã gây ra tiếng cười bằng cách tạo ra những mâu thuẫn: Dốt nát – hay khoe khoang, dốt nát, hay khoe khoang – được là thầy.

- Anh ta bị đẩy vào hai tình huống éo le:

“Tiếng cười trở thành vũ khí tinh thần quan trọng vực dậy tinh thần của nhân dân từ hiện thực còn tồn tại nhiều bất công ngang trái". Phân tích các truyện cười trong sách giáo khoa Ngữ văn 10 (tập 1) để làm rõ ý kiến trên

Truyện cười dân gian Việt Nam ra đời trong lòng hiện thực xã hội phong kiến Việt Nam, là sản phẩm trí tuệ dân gian nhằm chống lại giai cấp thống trị. Như một vũ khí sắc bén, tiếng cười dân gian đã vạch trần bản chất thối nát của bọn quan lại, những đàng “phụ mẫu chi dân”, như một phản ứng mạnh mẽ thể hiện tinh thần đấu tranh của những người bị áp bức.

Đặc trưng của thể loại truyện cười

- Nội dung, mục đích, tính chất: truyện cười là những truyện kể ngắn về những hiện tượng buồn cười nhàm giải trí và phê phán những cái đáng cười trong cuộc sống. Nó biểu hiện cho trí thông minh, tinh thần lạc quan và tinh thần đấu tranh với cái xấu của nhân dân lao động.

- Ngắn gọn và kết cấu chặt chẽ: không nhiều lời, nhiều chi tiết, truyện cười xây dựng theo kiểu gói kín mở nhanh tình huống diễn biến tự nhiên, nhanh chóng và tất cả đều hướng vào mục đích gây cười.


Giải các môn học khác

Bình luận

Văn thuyết minh lớp 10

Văn biểu cảm lớp 10

Nghị luận xã hội lớp 10

Tập làm văn lớp 10

Các dạng đề về tác phẩm văn học lớp 10

Đọc thêm: Cảm Hoài - Đặng Dung

Nghị luận xã hội lớp 10

Đọc thêm: Xúy Vân giả dại

Viết bài văn biểu cảm