Nghị luận về một tư tưởng đạo lí

Xemloigiai.net Nghị luận về một tư tưởng đạo lí, Ngữ văn 10 (Văn mẫu 10)
Bài Tập / Bài Soạn: 

Tục ngữ Việt Nam có câu: Đi một ngày đàng, học một sàng khôn. Hãy giải thích và bình luận câu tục ngữ đó

DÀN Ý

1. Mở bài:

-  Tri thức rất cần thiết đối với con người.

-  Muốn có tri thức thì phải học hỏi. Học trong sách vở, học từ thực tế cuộc sống xung quanh.

-  Ông cha ta thấy rõ tầm quan trọng của sự học hỏi nên đã khuyên con cháu: Đi một ngày đàng, học một sàng khôn.

2. Thân bài:

a/ Giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ:

* Nghĩa tường minh:

-  Đi một ngày đàng: một ngày đi trên đường.

Nhà văn Nguyễn Bá Học có nói: Đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông. Anh (chị) hiểu câu nói đó như thế nào? Hãy giải thích và chứng minh.

Dàn ý

1. Mở bài:

- Nguyễn Bá Học là nhà giáo, nhà văn rất quan tâm đến thế hệ trẻ. Ông đã có một câu nói đầy ý nghĩa để giáo dục ý chí quyết tâm cho thanh niên: Đường đi khó,  không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông

2. Thân bài:

a/ Giải thích:

- Nghĩa tường minh: Con đường đi tới đích nhiều khi phải vượt qua núi cao, sống sâu, nhưng nếu quyết tâm, ta vẫn đến nơi.

Từ lời nhắn nhủ của cha ông ta “Nhiễu điều phủ lấy giá gương, Người trong một nước phải thương nhau cùng”, anh (chị) hãy viết một bài văn bày tỏ thái độ của mình trước những mảnh đời bất hạnh và đói nghèo còn tồn tại trong xã hội ta

Nhân dân ta vốn giàu truyền thống nhân đạo: “Thương người như thể thương thân”; “Lá lành đùm lá rách” và còn dùng một hình tượng thật đẹp về sự sẻ chia với nhau vì nghĩa đồng bào “Nhiễu điều phủ lấy giá gương, Người trong một nước phải thương nhau cùng”. Đó chính là tấm lòng sâu thẳm của những người con lạc cháu Hồng được truyền từ đời này qua đời khác về dòng máu vị tha ấy. Truyền thống tốt đẹp ấy khi gặp ánh sáng của thời đại, của khoa học càng góp phần xoa dịu những mảnh đời bất hạnh và đẩy lùi cái đói nghèo đang tồn tại ở một bộ phận trong đời sống đất nước chúng ta.

Bài 1: Từ lời nhắn nhủ của cha ông ta “Nhiễu điều phủ lấy giá gương, Người trong một nước phải thương nhau cùng”, hãy bày tỏ thái độ của mình trước những mảnh đời bất hạnh và đói nghèo còn tồn tại trong xã hội ta

Dàn ý

1. Mở bài

- Dẫn dắt vấn đề cần nghị luận

2. Thân bài

a. Giải thích

-   Nhiễu điều: Là một tấm lụa quý, rất đẹp được may khéo và phủ lên tấm gương để giúp tấm gương không bị vẫn đục bởi những lớp bụi của thời gian.

-  Ý nghĩa:

+ Tấm điều ấy hi sinh thân mình để chiếc gương được hoàn hảo.

+ Nhắn nhủ ta sống biết, yêu thương, hi sinh và sẻ chia.

b. Luận đề đặt ra ở đề bài

-  Vì sao nước ta vẫn còn những mảnh đời đói nghèo, bất hạnh?

Anh (chị) suy nghĩ gì về tác dụng của việc đọc sách

1. Mở bài

- Dẫn dắt vấn đề cần nghị luận

2. Thân bài

a) Giải thích

- Sách là một bản in bằng giấy có nội dung rất phong phú. Sách có từ khi loài người có chữ viết. Con người lưu lại vào sách những suy nghĩ tâm tư, tình cảm của mình về những vấn đề trong cuộc sống: khoa học, nghệ thuật, đời sống... Sách được phân loại theo thể loại, lĩnh vực, độ tuổi, sở thích của từng đối tượng. Sách được in với nhiều thứ tiếng, nhiều ngôn ngữ khác nhau và có thể mang đến bất kì đâu trên thế giới.

Hãy viết một bài văn ngắn (không quá 600 từ) trình bày suy nghĩ của anh/ chị về ý kiến sau: Một người đã đánh mất niềm tin vào bản thân thì chắc chắn sẽ còn đánh mất thêm nhiều thứ quý giá khác nữa

Có một câu chuyện kể rằng: có hai hạt giống nọ nằm cạnh nhau trong mảnh vườn. Hạt thứ nhất tự tin vươn mình đón ánh nắng ấm áp và phát triển thành cái cây khỏe mạnh. Hạt thứ hai rụt rè, ngóc đầu dậy lại lo sợ nắng gió dữ dội sẽ quật ngã cơ thể yếu ớt của mình. Rồi có một ngày, một chú gà vào vườn tìm thức ăn đã mổ dính hạt cây thứ hai yếu ớt. Bạn rút ra được bài học gì từ câu chuyện trên kia?

Hãy viết bài văn về lòng dũng cảm

Ai từng cắp sách đến trường đều thuộc lòng 5 điều Bác Hồ dạy:

“Yêu tổ quốc, yêu đồng bào.

Học tập tốt, lao động tốt.

Đoàn kết tốt, kỉ luật tốt.

Giữ gìn vệ sinh thật tốt.

Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm”.

      Năm điều Bác dạy đã trở thành chuẩn mực đạo đức mà mỗi học sinh luôn phấn đấu và rèn luyện, trong đó, dũng cảm là một phẩm chất đạo đức quan trọng mà mỗi người cần có để chung sống với cộng đồng.

Nghị luận về câu ‘học vấn có những chùm rễ đắng cay nhưng hoa quả lại ngọt ngào”

Dàn ý

I. Mở bài

- Dẫn dắt vấn đề cần nghị luận

II. Thân bài

1. Giải thích

- "Học hành" là quá trình học và thực hành để mở mang kiến thức, nâng cao trình độ hiểu biết của mỗi người.

- "Rễ đắng" và "quả ngọt" là hình ảnh ẩn dụ chỉ công lao học hành và kết quả học tập. Câu ngạn ngữ thể hiện nhận thức sâu sắc về qui luật của học vấn và vai trò quan trọng của việc học hành đối với mỗi người.

2. Phân tích - chứng minh

Nghị luận xã hội Lòng khoan dung

Dàn ý

Dàn ý tham khảo số 1

1. Mở Bài

- Dẫn dắt vấn đề cần nghị luận

2. Thân Bài

a. Giải thích và nêu biểu hiện của khoan dung trong cuộc sống con người.

- Lòng khoan dung là gì

- Biểu hiện: Sống vị tha, nhân ái, sẵn sàng tha thứ cho lỗi lầm của người khác,...

b. Trình bày ý nghĩa của lòng khoan dung

- Lòng khoan dung là một trong những đức tính tốt, là biểu hiện của lối sống đẹp, vị tha, vì người khác.

Nghị luận xã hội “Đức tính khiêm tốn”

  Song song với những thứ nhu yếu tinh thần, mà con người chúng ta cần phải có trong lĩnh vực giao tiếp với mọi người chung sống với mình trong xã hội, như có lần tôi đã trình bày cùng bạn trong những tiêu đề trên, chúng ta phải công nhận một cách thẳng thắn rằng, không phải con người muốn thành công trên đường đời chỉ cần một vài thứ nhu cầu quan yếu căn bản trong nghệ thuật xử thế và tiếp nhận là đủ, trái lại trách nhiệm con người đối với nghệ thuật xử thế là cả một vấn đề đòi hỏi ở con người. Cùng chung quan niệm trên, giờ đây tôi xin đề cập đến một tính nết tối cần trong nghệ thuật chin

Nghị luận xã hội “suy nghĩ về bản chất của thành công”

Dàn ý

1. Mở Bài

- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Bản chất của thành công.

2. Thân Bài

a. Giải thích về vấn đề nghị luận

- Thành công là gì?

- Biểu hiện của thành công

b. Bàn luận về bản chất của thành công

- Bản chất của thành công là việc con người nỗ lực, cố gắng vượt qua những khó khăn, thử thách.

- Bản chất của thành công là việc con người không ngần ngại và mạnh mẽ vượt qua những cay đắng thất bại.

Viết một văn bản nghị luận ngắn trình bày suy nghĩ về lòng vị tha

Dàn ý

A. Mở bài

- Dẫn dắt vấn đề cần nghị luận

B. Thân bài

1. Vị tha là gì?

- Vị tha có nghĩa là sống vì người khác (vị = vị; tha = người khác), không ích kỷ, không vì riêng mình, không mưu lợi cá nhân. Lòng vị tha là sự hy sinh một điều gì cho ai đó không phải là bản thân mình (ví dụ hy sinh thời gian, tiền bạc, của cải) mà không kỳ vọng sẽ được ghi nhận hay sự đền đáp hoặc lợi ích dù là trực tiếp hay gián tiếp từ phía người nhận hoặc cộng đồng.

Nhân dân ta thường nhắc nhở nhau: Không thầy đố mày làm nên. Nhưng có lúc lại khẳng định: Học thầy không tày học bạn. Hai câu tục ngữ đó có chỗ nào mâu thuẫn nhau? Ở mỗi câu tục ngữ có điểm nào đúng, điểm nào chưa đúng?

Dàn ý

I. Mở bài

- Dẫn dắt vấn đề cần nghị luận

II. Thân bài

1.

a. Hai câu tục ngữ không mâu thuẫn nhau, cùng nói về vai trò của người thầy đối với học sinh

b. Hai câu tục ngữ có chỗ khác nhau:

– “Không thầy đố mày làm nên”: Tuyệt đối hóa vai trò và tác dụng của người thầy đối với học sinh.

– “Học thầy không tày học bạn”: Đề cao vai trò của việc học bạn, học hỏi những người chung quanh.

2. Một số điểm chưa thỏa đáng của hai câu tục ngữ

Em hiểu và nghĩ gì về câu tục ngữ: Ở hiền gặp lành

Dàn ý

A.  ĐẶT VẤN ĐỀ

- Trong cuộc sống, chúng ta thường nói đến quan hệ nhân - quả, nghĩa là nhân nào - quả ấy, gieo gió thì gặt bão, ở hiền thì gặp lành, mình cư xử với người chung quanh thế nào thì sẽ thu về một kết quả tương xứng.

- Quan niệm trên đã phản ánh đúng thực tế cuộc sống chưa? Tại sao chung quanh chúng ta còn có kẻ ác mà không bị trừng trị, có người hiền mà cuộc sống lại không ra sao? Vấn đề cần được phân tích kĩ trên nhiều mặt.

B.  GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

1.  Thế nào là “Ở hiền gặp lành”?

Hãy bình luận câu tục ngữ: Trăm hay không bằng tay quen

Dàn ý

1. Mở bài

- Dẫn dắt vấn đề cần nghị luận

2. Thân bài

* Giải thích:

- "Trăm hay": Là muốn nói về lý thuyết, nói về nguồn tri thức mà con người được học, được tiếp cận.

- "Tay quen": Chỉ sự thành thạo, am hiểu trong công việc.

=>Câu tục ngữ muốn so sánh "trăm hay" với "tay quen" để nhấn mạnh tầm quan trọng của thực hành; lý thuyết suông sẽ không thể giúp bạn làm tốt công việc của mình bằng kinh nghiệm thực tế.

* Chứng minh:

Trong một cuộc nói chuyện với học sinh, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: Có tài mà không có đức là người vô dụng. Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó. Em hãy giải thích câu nói trên

      Đức và tài là hai tiêu chuẩn cơ bản để đánh giá một con người và trở thành mục tiêu phấn đấu rèn luyện tu dưỡng của thanh niên. Khi bàn về mối quan hệ giữa đức và tài, trong một. cuộc nói chuyện với học sinh, Bác Hồ đã phát biểu: "Có tài mà không có đức là người vô dụng. Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”

       Vậy thế nào là đức, tài và mối quan hệ giữa đức và tài như thế nào?

Trong bài Chí mạo hiểm, Nguyễn Bá Học có viết: Đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông. Em hãy giải thích và phát biểu suy nghĩ về tư tưởng này

   Đường đi khó chính vì ngăn sông cách núi. Đó là một sự thực được mọi người công nhận. Tại sao nhà văn Nguyễn Bá Học lại có thể viết trong bài Chí mạo hiểm: “Đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông”.? Tại sao ông lại đưa ra một nhận xét trái ngược hẳn với quan điểm thông thường của mọi người. Để tìm hiểu, chúng ta cần xét xem ông định nói gì trong câu trên và tư tưởng của ông thực ra có giá trị gì?

Hãy giải thích câu nói sau đây của nhà văn Pháp Đi-đơ-rô: Nếu không có mục đích, anh không làm được cái gì cả. Anh cũng không làm được cái gì vĩ đại nếu như mục đích tầm thường

Lý tưởng của người thanh niên trong những thế hệ cách mạng vừa qua cũng như ngày nay là sống chiến đấu để xây dựng cuộc sống tươi đẹp của đất nước trong chủ nghĩa xã hội. Thanh niên thật sự đã trở thành mũi nhọn xung kích - lực lượng tiên phong của cách mạng giải phóng dân tộc. Hạnh phúc cao đẹp nhất là đã từng được sống chiến đấu và hi sinh, chính lý tưởng cao cả đã tạo nên những hành động anh hùng.

Em hiểu gì về câu nói: Cái khó bó cái khôn

Thông thường, khi cố gắng mà không đạt được một ý định nào đó, chúng ta thường tự động viên mình: “Cái khó bó cái khôn”.

    Vậy, “cái khó bó cái khôn” có nghĩa là gì? “Cái khó” được hiểu là hoàn cảnh, điều kiện khó khăn không cho thực hiện một việc nào đó. “Cái khôn” là những dự kiến, kế hoạch, dự định tốt, sáng suốt. “Bó” nghĩa là trói buộc, hạn chế, không cho thực hiện. Cả câu có nghĩa chung là: hoàn cảnh khó khăn cản trở việc thực hiện một dự định, một kế hoạch tốt đẹp.

Bình luận câu nói: Cái khó bó cái khôn

 Giải thích câu nói

-    “Cái khó” được hiểu là hoàn cảnh, điều kiện khó khăn không cho thực hiện một việc nào đó.

-   “Cái khôn” là những dự kiến, kế hoạch tốt.

-  “bó” là trói buộc, hạn chế, không cho thực hiện.

-    “Cái khó bó cái khôn” nghĩa là hoàn cảnh khó khăn khiến người ta không phát huy được trí tuệ và tài năng. So sánh với câu “Lực bất tòng tâm” (sức lực [gồm cả nhân lực và vật lực] không theo ý muốn) là thành ngữ có ý nghĩa tương đồng.

Trình bày quan niệm về nội dung của câu ngạn ngữ phương Tây: Không có nghề nào hèn cả, chỉ có những kẻ hèn mà thôi

Sống trong cảnh gia đình đầy đủ, xa hoa hẳn mọi điều lo lắng khổ cực, chúng ta dễ khinh thường những người lao động, hàng ngày phải lam lũ với nghề nghiệp, chúng ta lại thường sẵn có thành kiến sai lầm, phân biệt nghề cao quý với nghề ti tiện, trọng nghề trí thức, khinh nghề chân tay. Để cảnh báo thái độ đó, phương Tây có câu ngạn ngữ.

“Không có nghề nào là hèn cả, chỉ có những kẻ hèn mà thôi”

Ngày xưa trong sách xử thế, có người cho rằng: Ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau. Hãy bày tỏ ý kiến của em về cách xử thế qua câu tục ngữ đó

Ca dao tục ngữ được hình thành trong dân gian qua nhiều thế hệ nhân dân truyền dạy cho nhau hoặc cho đời sau những đạo lý, những kinh nghiệm sống để thích nghi với thiên nhiên, hòa hợp với xã hội, để đối nhân xừ thế. “Ãn cỗ đi trước, lội nước theo sau” cũng nhằm mục đích ấy. Tuy vậy, ta hãy xét xem ý nghĩa và giá trị tinh thần câu tục ngữ này như thế nào đối với cá nhân và cộng đồng xã hội chúng ta.

Anh (chị) hãy viết một bài văn nói về sự thành công theo cảm nhận của riêng mình

Đã bao giờ bạn tự hỏi thành công là gì mà bao kẻ bỏ cả cuộc đời mình theo đuổi? Phải chăng đó là kết quả hoàn hảo trong công việc, sự chính xác đến từng chi tiết? Hay đó là cách nói khác của từ thành đạt. nghĩa là có được một cuộc sống giàu sang, được mọi người nể phục? Vậy thì bạn hãy dành chút thời gian để lặng mình suy ngẫm. Cuộc sống sẽ chỉ cho bạn có những người đạt được thành công theo một cách giản dị đến bất ngờ.

Anh (chị) hãy nói về sự thành công theo cảm nhận của riêng mình

Dàn ý

1. Mở bài: 

- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận

2. Thân bài:

a. Giải thích: Thành công là đạt được kết quả, tốt đẹp như mình mong muốn.

b. Biểu hiện của sự thành công:

– Đối với một học sinh là thi đậu vào đại học.

– Đối với một doanh nhân là kí được một hợp đồng béo bổ.

– Đối với một người bình thường: mua được một ngôi nàh như mơ ước cũng được coi là sự thành công.

c. Phân tích vấn đề đúng, sai:

Anh (chị) suy nghĩ gì về câu nói sau đây của Nguyễn Bá Học: Đường đi khó không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông

Dàn ý

1. Mở bài:

- Dẫn dắt vấn đề: Nghị lực là sức mạnh lớn nhất giúp ta vượt qua mọi khó khăn.

- Trích dẫn câu nói: Nhà văn Nguyễn Bá Học đã nói: "Đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông".

2. Thân bài:

Luận điểm 1: Giải thích câu nói:

- "đường đi khó": những thử thách trong cuộc sống

- "ngăn sông cách núi": những trở ngại khách quan từ môi trường xung quanh.

Vận dụng kiến thức đã học về văn nghị luận, hãy viết bài phân tích ý nghĩa cao đẹp của tình bạn trong thời đại mới

“Tình bạn” - hai chữ ấy thật thiêng liêng và quý giá. Trong mỗi chúng ta ai cũng phải có người bạn thân mến của mình. Trong tình bạn, chúng ta sẽ được sẻ chia những vui buồn trong cuộc sống, chúng ta sẽ được học hỏi kinh nghiệm quý báu của nhau làm cuộc đời này càng trở nên tươi đẹp. Tình bạn được ví như người đánh đàn và người nghe đàn. Có những tình bạn sâu sắc đến độ “tri âm, tri kỉ”. Vì vậy, tình bạn có ý nghĩa rất cao quý và thiêng liêng đối với con người của mọi thời đại.


Giải các môn học khác

Bình luận

Văn thuyết minh lớp 10

Văn biểu cảm lớp 10

Nghị luận xã hội lớp 10

Tập làm văn lớp 10

Các dạng đề về tác phẩm văn học lớp 10

Đọc thêm: Cảm Hoài - Đặng Dung

Nghị luận xã hội lớp 10

Đọc thêm: Xúy Vân giả dại

Viết bài văn biểu cảm