Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy - Truyền thuyết - Tổng hợp các bài văn nghị luận về tác phẩm Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy

Xemloigiai.net Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy - Truyền thuyết - Tổng hợp các bài văn nghị luận về tác phẩm Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy, Ngữ văn 10 (Văn mẫu 10)
Bài Tập / Bài Soạn: 

Hãy kể lại truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy, bằng lời của anh (chị) với một kết thúc khác với kết thúc của tác giả dân gian

Dàn ý

1. Mở bài:

* Giới thiệu về hoàn cảnh xảy ra câu chuyện:

-   An Dương Vương kế tục sự nghiệp dựng nước của 18 đời Hùng vương; đổi tên nước Văn Lang thành Âu Lạc, dời đô từ Phong Châu xuống Phong Khê (Cổ Loa, Đông Anh, Hà Nội ngày nay).

2. Thân bài:

* Diễn biến của chuyện:

-  An Dương Vương bắt tay vào việc xây thành, gặp rất nhiều khó khăn.

-  Nhờ sứ Thanh Giang (Rùa Vàng) giúp đỡ, sau nửa tháng thì thành xây xong.

-  Rùa Vàng cho An Dương Vương một chiếc vuốt để làm lẫy nỏ.

Anh chị hãy nêu cảm nghĩ của mình về truyền thuyết “An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy

Dàn ý

I. Mở bài

- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận

 II. Thân bài

1. An Dương Vương xây thành, chế nỏ, đánh giặc.

- Tiếp nối sự nghiệp vua Hùng, An Dương Vương rời đô từ Phong Châu về vùng đồng bằng Phong Khê để ổn định và phát triển đất nước.

⇒ Rời đô, xây thành là một quyết định sáng suốt của vị minh quân

Đọc hiểu Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thuỷ

I - Tìm hiểu chung

1. Thể loại

- Đây là một truyền thuyết rất quen thuộc trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam, thuộc chủ đề giữ nước – chủ đề lớn của thể loại truyền thuyết. Lấy đề tài từ lịch sử nhưng truyền thuyết không phải là lịch sử.

Ý nghĩa hình ảnh Ngọc trai - giếng nước

Dàn ý

I. Mở bài

- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận

II. Thân bài

1. Vị trí của chi tiết: Nằm ở cuối truyện

2. Nội dung thể hiện của chi tiết:

- Ngọc trai – sự hóa thân của Mị Nương:

Trước khi bị cha chém đầu nàng đã khấn “Thiếp là phận gái, nếu có lòng phản nghịch mưu hại cha chết đi sẽ biến thành cát bụi. Nếu một lòng trung hiếu mà bị người lừa dối thì sẽ biến thành châu ngọc để rửa sạch mối nhục thù”. Sau khi nàng chết máu chảy xuống biển, trai sò ăn được đều biến thành hạt châu.

Em hiểu gì về các chi tiết xoay quanh nhân vật Mị Châu

Hư cấu các chi tiết về Mị Châu, người xưa đã thể hiện thái độ, tình cảm và sự đánh giá công bằng, hết sức nhân văn đối với nàng. Trừng phạt tội lỗi đúng với mức độ phạm tội nhưng hiểu rõ nguyên nhân dẫn đến hành vi này (hoàn cảnh đặc biệt - là vợ, do sự mất cảnh giác của cha, do cha buông lỏng việc bảo mật đã cho nàng biết cả bí mật quốc gia), cũng như bản chất ngây thơ, nhẹ dạ, cái tâm trong sáng của người phạm tội. Do vậy một mặt kết tội chết đối với Mị Châu, mặt khác đã làm rõ sự trong sáng, không cố ý.

Ý kiến về hành động cho Trọng Thủy xem nỏ thần của Mị Châu

Làm theo ý chồng (hoặc vợ) là lẽ tự nhiên, hợp đạo lí chỉ khi nào ý này là tự nhiên và hợp đạo lí. Cha ông cũng đã tổng kết và đánh giá cao cái lẽ này khi nói thuận vợ, thuận chồng, biển Đông tát cạn. Nhưng nếu không được như vậy thì không thể nói cứ làm theo ý chồng (vợ) là lẽ tự nhiên và hợp đạo lí. Cho nên, với trường hợp Mị Châu, chỉ có thể kết luận: nàng đã chỉ thuận theo tình cảm vợ chồng mà bỏ quên nghĩa vụ đối với đất nước. Ở đây, rõ ràng Mị Châu có ít nhất ba cương vị: là vợ, là con, là người dân mà nghĩa vụ tối cao là nghĩa vụ làm dân đối với đất nước.

Phân tích nhân vật An Dương Vương

Dàn ý

1. Mở bài

- Giới thiệu nhân vật An Dương Vương

2. Thân bài

a. An Dương Vương xây thành, chế tạo nỏ thần, đánh giặc

- An Dương Vương xây thành cổ Loa nhiều lần nhưng đắp tới đâu thì lại lở tới đấy. Nhà vua được thần linh giúp đỡ đã xây xong thành.

- Kể về sự giúp đỡ thần kì đó, dân gian muốn khẳng định An Dương Vương là vị vua có tinh thần yêu nước, bảo vệ đất nước.

b. Sự mất cảnh giác của nhà vua biểu hiện bản chất như thế nào?

Cảm nhận về truyền thuyết Mị Châu - Trọng Thủy

Mị Châu - Trọng Thủy là một truyền thuyết bi tráng nhất. Ý nghĩa lịch sử của nó luôn luôn mới mẻ đối với dân tộc Việt Nam, đất nước Việt Nam chúng ta trong bất cứ thời đại lịch sử  nào. Bài học về cảnh giác với kẻ thù trong sự nghiệp giữ nước cũng suy ngẫm, cũng thấy đau xót và thấm thía.

Hãy hóa thân vào An Dương Vương để kể lại câu chuyện sai lầm dưới thủy cung

I. MB:

- Giới thiệu nhân vật (Ví dụ: Ta là vua Thục Phán An Dương Vương trị vì nước Âu Lạc…v.v..)
- Khái quát cốt truyện.

II. TB:

- Tưởng tượng lại cảnh An Dương Vương xuống thủy cung (Ví dụ : theo sau Rùa Thần đi trên con đường dẫn xuống thủy cung. hai bên cảnh vật thật tuyệt vời…từng đàn cá bơi lội tung tăn…từng rạn san hô nhô lên khoe tấm áo đầy màu sắc của mình…)

- Khi được Rùa Thần cho ở lại thủy cung, nêu cảm xúc (ví dụ: niềm vui xen lẫn nỗi buồn…)

Sau khi tự tử ở giếng Loa Thành, xuống thủy cung, Trọng Thủy đã tìm gặp lại Mị Châu. Những sự việc gì đã xảy ra? Hãy kể lại câu chuyện đó

Trọng Thủy tỉnh dậy thì bàng hoàng nhận ra mình đang ở giữa mênh mông biển nước. Những tầng san hô cứ liên tiếp nối nhau làm che khuất tầm nhìn. Xung quanh chàng lúc ấy chỉ có nước và những đàn cá tung tăng bơi lội.


Giải các môn học khác

Bình luận

Văn thuyết minh lớp 10

Văn biểu cảm lớp 10

Nghị luận xã hội lớp 10

Tập làm văn lớp 10

Các dạng đề về tác phẩm văn học lớp 10

Đọc thêm: Cảm Hoài - Đặng Dung

Nghị luận xã hội lớp 10

Đọc thêm: Xúy Vân giả dại

Viết bài văn biểu cảm