Chuyện chức phán sự đền Tản Viên - Nguyễn Dữ - Tổng hợp các bài văn nghị luận về tác phẩm Chuyện chức phán sự đền Tản Viên

Xemloigiai.net Chuyện chức phán sự đền Tản Viên - Nguyễn Dữ - Tổng hợp các bài văn nghị luận về tác phẩm Chuyện chức phán sự đền Tản Viên, Ngữ văn 10 (Văn mẫu 10)
Bài Tập / Bài Soạn: 

Tóm tắt truyện Chuyện chức phán sự đền Tản Viên

  Ngô Tử Văn, một kẻ sĩ nổi tiếng khẳng khái, chính trực vốn không chịu được sự tác yêu quái của hồn một tên tướng bại trận nên đã đốt đền của hắn, trừ hại cho dân. Tên hung thần đe dọa Tử Văn và kiện chàng ở âm phủ. Tử Văn được thổ thần mách bảo về tung tích và tội ác của tên tướng giặc, đồng thời bày cho chàng cách đối phó với hắn. Tử Văn bị bắt giải xuống âm phủ. Đứng trước Diêm Vương, chàng đã không hề run sợ mà dũng cảm vạch trần mọi tội ác của tên hung thần. Có bằng chứng của thổ thần, mọi lời nói của Tử Văn được minh xác là sự thật.

Đọc hiểu Chuyện chức phán sự đền Tản Viên

I - Tìm hiểu chung

1. Thể loại

   Truyền kì là một thể văn xuôi tự sự thời trung đại mà khi viết tác giả thường đưa vào những yếu tố hoang đường, kì lạ. Qua câu chuyện về thánh thần, ma quỷ, truyền truyền kì thường phản ánh hiện thực, thể hiện tư tưởng và thái độ của người viết về cuộc sống và con người.

2. Tác giả

Em đồng tình hay không đồng tình với kết thúc đã có của tác giả truyện Chuyện chức phán sự đền Tản Viên?

 Tử Văn sau khi từ cõi âm trở về, đem hết tâm sức ngày đêm dùi mài kinh sử. Khoa thi năm sau chàng đỗ đầu, được bổ làm quan. Mới nhận chức Tử Văn đã phải đối mặt với muôn vàn khó khăn nhưng không lâu sau chàng đã nổi tiếng khắp nơi về sự nghiêm minh, sáng suốt, chính trực. Nơi chàng nhận chức kẻ xấu không còn dám lai vãng, bọn tà gian cũng không dám lộng hành, dân lành yên tâm tạo lập cuộc sống, người người ca ngợi là “Bao Công đất Việt”. Khi Tử Văn mất, người dân lập đền thờ ở chân núi Tản Viên, ngày đêm chăm lo hương khói. Ở vùng đó tuyệt nhiên cũng không thấy ma qúy bén mảng bao giờ.

Ngô Tử Văn đốt đền tên tướng giặc, bị xử kiện ở âm phủ và được hậu đãi, chủ đề của tác phẩm hiện lên rất phong phú và đa dạng. Cơ bản có thể thấy những nội dung nào?

a. Ca ngợi, đề cao nhân vật Ngô Tử Văn, người trí thức giàu dũng khí chuộng chính nghĩa, cương trực, thẳng thắn luôn sẵn sàng đứng ra đấu tranh chống lại cái ác, cái xấu, bảo vệ lẽ phải, bảo vệ cuộc sống bình yên của người dân. Là một lời kêu gọi về khí tiết kẻ sĩ (trí thức).

Có thể khái quát trình tự dẫn dắt tạo ra xung đột đầy kịch tính của tác giả Nguyễn Dữ như thế nào?

Bằng sự khéo léo, tác giả đã từng bước tạo ra xung đột đầy kịch tính và dẫn dắt những xung đột đó đi dần lên đỉnh cao, tạo nên sự hồi hộp, tò mò, kích thích hứng thú theo dõi của người đọc. Cách giải quyết xung đột của tác giả sau đó cũng rất hợp lí và khi xung đột được giải quyết thì chủ đề của truyện cũng được bộc lộ trọn vẹn. Có thể khái quát trình tự dẫn dắt của tác giả như sau:

Kết thúc câu chuyện, Ngô Tử Văn được nhận chức phán sự ở đền Tản Viên. Ý nghĩa của chi tiết này?

Dàn ý

-  Chức phán sự ở đền Tản Viên là chức quan chuyên trông coi việc kiện tụng, xử án ở chốn công đường, giúp cho quá trình thực thi công lí được đảm bảo - chức quan giám sát và thực hiện công lí.

- Ý nghĩa:

+ Phần thưởng xứng đáng cho người luôn biết đấu tranh vì lẽ phải

+ Gửi gắm ước mơ, mong mỏi của người dân về công bằng

+ Ngô Tử Văn trở thành tấm gương sáng về sự cương trực đặc biệt là lòng dũng cảm vì một cuộc sống công bằng hạnh phúc cho mọi người.

Bài mẫu

Chi tiết Diêm Vương xử kiện là chi tiết giàu ý nghĩa. Hãy phân tích

Dàn ý

- Giới thiệu chi tiết Diêm Vương xử kiện

- Ý nghĩa:

+ Thể hiện niềm tin của con người về một thế giới khác - cõi âm

+ Niềm tin về sự luân hồi, luật nhân quả

+ Thể hiện ước mơ, khao khát về lẽ công bằng mà ở cõi trần con người chưa có được

Phân tích Chuyện chức phán sự đền Tản Viên

Dàn ý

1. Mở bài

- Giới thiệu về tác phẩm Truyền kì mạn lục và Chuyện chức phán sự đền Tản Viên

- Dẫn dắt vấn đề cần nghị luận

2. Thân bài

a. Giới thiệu về thể loại truyền kì và nội dung của tác phẩm

- Truyền kì: Văn xuôi tự sự, phản ánh hiện thực qua những yếu tố hoang đường, thể hiện quan niệm của tác giả

- Nội dung tác phẩm:

+ Kể về Ngô Tử Văn và hành động đốt đền của tên tướng bại trận phương bắc họ Thôi đang tác quái, gây hại cho dân.


Giải các môn học khác

Bình luận

Văn thuyết minh lớp 10

Văn biểu cảm lớp 10

Nghị luận xã hội lớp 10

Tập làm văn lớp 10

Các dạng đề về tác phẩm văn học lớp 10

Đọc thêm: Cảm Hoài - Đặng Dung

Nghị luận xã hội lớp 10

Đọc thêm: Xúy Vân giả dại

Viết bài văn biểu cảm