Tổng hợp các bài văn nghị luận về tư tưởng đạo lý (phần 2) - Ngữ văn 9 (văn mẫu 9)

Xemloigiai.net giới thiệu tổng hợp các bài văn cho: Tổng hợp các bài văn nghị luận về tư tưởng đạo lý (phần 2), Ngữ văn lớp 9 (Văn mẫu 9)
Bài Tập / Bài Soạn: 

Trong tiểu đội nọ có một người lính bị tật ở chân. Anh trở thành mục tiêu chọc ghẹo của đồng đội. Chẳng cần nói nhiều, anh chỉ buông một câu: Tôi ở đây để chiến đấu chứ có phải để thi chạy đâu. Câu chuyện trên gợi cho anh,chị những suy nghĩ gì?

Câu chuyện cho ta bài học hữu ích trong cuộc sống. Tật nguyền không phải là rào cản quan trọng của sự thành công. Một khi vượt qua mặc cảm. có thái độ sống tích cực, người khuyết tật có thể đạt được thành công như bất kì người bình thường nào khác. Không nên mặc cảm tự ti.

Hiểu được ý nghĩa câu chuyện

Câu chuyện nói về một người lính bị khuyết tật. Câu chuyện tưởng như đơn giản nhưng thật đầy ý nghĩa:

Sự giản dị của Bác Hồ.

Tại sao Bác giản dị đến nhường ấy? Bởi con người Bác là sự kết tinh của nhiều nền văn hóa. Bác làm chủ hoàn toàn được mình về trí tuệ, tình cảm, bởi Bác sống như trời đất của ta, hiểu được lẽ Trời đất, thiên mệnh, sống hòa nhịp với con người, với thời gian hiện tại nhưng lại hướng về tương lai...

Ai chẳng biết Bác Hồ sống rất giản dị. Giản dị vừa là cung cách làm việc, vừa thể hiện phẩm chất, đạo đức, lối sống cứa Người.

Âm nhạc và cuộc sống.

Câu hò lời ru, hát dậm, dân ca cổ truyền thuộc các dân tộc đã đi vào lòng người dân lao động, đời xưa và đời nay, chúng ta thấy rõ các thể loại, hình thức âm nhạc rất phong phú và đa dạng, là món ăn tinh thần cho tất cả mỗi một con người trên thế giới.

Một giờ không điện - một giờ tự tâm.

Một giờ tắt hết những bóng đèn và những thứ đồ cần dùng đến điện. Để rồi khi hòa vào bầu trời trăng sao và gió, chúng- ta nghĩ về điều gì? Về những biến đổi khí hậu, về mùa đông-không lạnh ở những nơi từng giá rét về những nơi mực nước biển dâng cao, về những trận bão lũ kinh hoàng?

Một giờ, là hồi chuông cảnh tỉnh,là biểu tượng để in vào ý thức của mỗi người trong cách cư xử để biết hành động thân thiện hơn với môi trường. Một giờ không hẳn là một giờ... Bởi vào thời điểm đó, vẫn có những nơi không thể tắt điện và không ai có thể trách.

Trò chơi điện tử.

Một nhà tâm lí Mỹ đã đưa ra định nghĩa: Trò chơi điện tử là trò chơi mà hành động trong đó cần công nghệ thông tin điều khiển. Hiểu một cách đơn giản, trò chơi điện tử là những trò chơi được chơi trên thiết bị điện từ. Thường được gọi là game.

      Công nghệ phát triển, kéo theo đó là bao sự đổi thay khác trước, có tích cực, có tiêu cực và có nhiều điều đáng lo ngại. Trò chơi điện tử là một trong những thứ đáng lo ngại đối với giới trẻ hiện nay.

Hãy viết một bức thư hoặc một bài văn nghị luận kêu gọi các quốc gia có vũ khí hạt nhân cam kết không chạy đua vũ trang.

Người ta không thể một mình làm được tất cả mọi thứ. Nhưng người ta có thể làm được một điều gì đó có ý nghĩa cho cuộc sống này. Tôi hi vọng ông sẽ làm được một điều gì đó có ích cho xã hội này, nếu ông gỡ bỏ được hận thù, nếu ông đánh thức sự khoan dung ẩn sâu trong lòng.

Gửi ông Osama bin La đen.

Tôi không chắc là ông sẽ đọc bức thư này, nhưng nếu những dòng chữ tôi đang viết hiện diện trong mắt ông thì tôi hi vọng ông sô kiên nhẫn để đọc hết nó.

Bàn về tình bạn, nhà văn Ni-cô-lai Ô-xtơ rốp-xki nói: Tình bạn trước hết phải chân thành, phải phê bình sai lầm của bạn, của đồng chí, phải nghiêm chỉnh giúp đỡ bạn, giúp đỡ đồng chí sửa chữa sai lầm. Hãy bình luận ý kiến trên.

Tình bạn là cao đẹp, là thiêng liêng, cần vun trồng tình bạn theo quan điểm của Ni-cô-lai Ô-xtơ-rốp-xki thì tình bạn mới bền chặt.

Ngoài tình mẹ con, tình thầy trò, thì tình bạn là một nhu cầu rất lớn của con người sống trong xã hội.

Nhân dân ta đã có những câu ca dao rất hay, rất đẹp về tình bạn:

Bạn về có nhớ ta chăng

Ta về nhớ bạn như trăng nhớ trời.

Và                                                 

Trăng lên khỏi núi mặc trăng

Tình ta với bạn khăng khăng một niềm

Bước vào thế kỉ mới nếp nghĩ sùng ngoại hoặc bài ngoại quá mức đều sẻ cản trở sự phát triển của đất nước trích Vũ Khoan - Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới. Suy nghĩ của em về vấn đề trên.

Nếp nghĩ sùng ngoại hoặc bài ngoại: chỉ thái độ coi trọng, tôn trọng quá mức - sùng, bác bỏ, tẩy chay, chê bai - bài các yếu tố bên ngoài - ngoại. Đặt trong văn cảnh, có thể hiểu ngoại là các yếu tố nước ngoài.

Giải thích câu nói:

Thế kỉ mới: đặt trong bài Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới của tác giả Vũ Khoan, đây là nhóm từ chí thế kỉ XXI, thế kỉ của khoa học công nghệ, của sự hội nhập toàn cầu...

Thành đoàn Thành phố Hồ Chí Minh đã phát động phong trào: Học tập Phạm Văn Nghĩa. Phong trào ấy được các bạn học sinh nhiệt liệt hưởng ứng. Em hãỵ nêu suy nghĩ của mình về hiện tượng ấy.

Phạm Văn Nghĩa là tấm gương sáng về lòng hiếu thảo, đầu óc sáng tạo và là minh chứng tiêu biểu cho lối học kết hợp giữa học và hành.

Báo đưa tin: Phạm Văn Nghĩa, học sinh lớp 7 trường - Trung học cơ sở Bắc Sơn, quận Gò vấp, nhà ở Hóc Môn. Nghĩa thường ra đồng giúp mẹ trổng trọt. Một hôm, mẹ thấy Nghĩa cầm tờ giấy hứng cái gì, mẹ hỏi: “Con làm gì đấy?”. Nghĩa trả lời: “Con thụ phấn cho bắp. Vụ ấy ruộng bắp nhà Nghĩa năng suất cao hơn mọi năm. Ở nhà Nghĩa còn nuôi gà, nuôi heo. Em còn làm một cái tời để mẹ kéo nước đỡ mệt.

Gian lận trong học tập học hiện nay.

Thiếu trung thực là làm không đúng, là không ngay thẳng, thật thà đối với một vấn đề được giao. Thiếu trung thực trong học tập chính là sự gian lận, coi trọng điểm chác mà bỏ quên kiến thức thực.

 

Dàn ý

1. Mở bài:

- Giới thiệu gian lận trong thi cử.

- Đây là vẫn nạn học đường mà chúng ta cần khắc phục.

Viết một bài văn chứng minh Tiếng Việt là một thứ tiếng giàu và đẹp.

Tiếng Việt giàu đẹp vì nó là sự kết tinh của lịch sử đã bao đời nay cùa cha ông ta. Đó là lịch sử lao động sản xuất và chiến đấu để tồn tại và phát triển, để bảo vệ và dựng xây đất nước. Tiếng Việt giàu đẹp bởi nó là tiếng nói của đời sống dân tộc Việt Nam, phong phú và cũng rất đẹp.

Trong một Một khúc ca, nhà thơ Tố Hữu có viết: Nếu là con chim,….nhận riêng mình? Em hiểu đoạn thơ trên như thế nào? Từ đó hãy dựa vào bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải để làm sáng tỏ lẽ sống mà đoạn thơ đã thể hiện.

Cảm nhận được những xúc cảm của Tố Hữu trước mùa xuân của thiên nhiên đất nước và khát vọng đẹp đẽ muốn dâng hiến cho cuộc đời.

Học sinh hiểu và phân tích được bài “lẽ sống” của hai nhà thơ. Sau đây là một ý cơ bản ở từng phần.

Hiểu và phân tích được ý nghĩa của đoạn thơ, bài thơ. Cảm nhận được những xúc cảm của Tố Hữu trước mùa xuân của thiên nhiên đất nước và khát vọng đẹp đẽ muốn dâng hiến cho cuộc đời.

Hiểu hoàn cảnh sáng tác, thấu hiểu và trân trọng tình cảm, tư tưởng của tác giả.

Nêu suy nghĩ của em về vấn đề thanh niên phải sống có lí tưởng.

Nhà văn Pháp Đ.Đi-đơ-rô từng quan niệm: “Nếu không có mục đích, anh không làm được gì cả. Anh cũng không làm được gì vĩ đại nếu như mục đích bình thường.” Đây là một quan niệm đúng và rất phù hợp với thế hệ trẻ Việt Nam. Là thanh niên, phải có lí tưởng sống cao đẹp.

Bàn về chí hướng.

Tìm được chí hướng mới không hề là một việc dễ. Có những thế hệ may mắn sinh ra thì mọi thứ đã rõ ràng đến như trong suốt. Nhưng chúng ta thì không...

Trình bày những suy nghĩ của cá nhân về vấn đề tự học.

Trong học tập, mỗi người đều có một cách học riêng, phù hợp với điều kiện và khả năng của mình. Thế nhưng, cách học hiệu quả nhất là tự học. Chỉ có tự học mới giúp chúng ta dễ dàng tiếp thu và hiểu sâu sắc kiến thức một cách chủ động và dễ dàng nhất.

Trong bài thơ Con cò, nhà thơ Chế Lan Viên có viết: Con dù lớn vẫn là con của mẹ,Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con. Ý thơ gợi cho em những suy nghĩ gì về tình mẹ trong cuộc đời của mỗi con người.

Khẳng định vai trò của mẹ trong cuộc sống của mỗi người...

Giải thích qua ý thơ của tác giả Chế Lan Viên.

Khẳng định vai trò của mẹ trong cuộc sống của mỗi người:

Việc làm để đền đáp công ơn của mẹ.

Phê phán những biểu hiện, những thái độ, hành vi chưa đúng với đạo lí làm con của một số người trong cuộc sống hiện nay.

Liên hệ, mở rộng đến những tình cảm gia đình khác.

Nguyên nhân:

Do sự thiếu ý thức, thiếu văn hóa giao tiếp.

Một số do đua đòi, bắt chước để ra vẻ, ra oai.

Trong câu chuyện Tiếng vọng rừng sâu, người mẹ đã nói với con về một định luật trong cuộc sống. Anh, chị có đồng ý với định luật đó không? Hãy nêu suy nghĩ của mình.

Mối quan hệ giữa cá nhân và những người khác trong xã hội là mối quan hệ hai chiều biện chứng. Những gì ta nhận đều là kết quả của những gì ta đã làm cho điều gì sẽ nhận được điều đó.

Tiếng vọng rừng sâu

Có một cậu bé ngỗ nghịch hay bị mẹ khiển trách. Ngày nọ giận mẹ, cậu chạy đến một thung lũng cạnh rừng rậm. Lấy hết sức mình, cậu thét lớn: “Tôi ghét người’'. Khu rừng có tiếng vọng lại: Tôi ghét người Cậu bé hốt hoảng quay về, sà vào lòng mẹ khóc nức nở. Cậu bé không sao hiểu được từ trong rừng lại có tiếng người ghét cậu.

Đọc truyện cười Cứu người chết đuối, từ đó phát biểu suy nghĩ của anh, chị về việc cho và nhận trong cuộc sống hàng ngày.

Con người chỉ biết cầm, nắm - nhận, ích kỉ cho dù cận kề cái chết. Câu chuyện nhấn mạnh thói ích kỉ, tham lam – một thói xấu của con người.

Cứu người chết đuối

Một anh chàng nọ, tính tình keo kiệt. Một hôm đi đò chẳng may anh ta lộn cổ xuống sông. Trong lúc nguy nan, một người ngồi bên cạnh hét lớn

Đưa tay cho tôi

Anh chàng dưới sông vẫn ngụp lặn không chịu đưa tay ra. Một người khác, có vẻ quen biết người bị nạn, chạy lại và nói:

Cầm lấy tay tôi!

Tức thì anh chàng ở dưới sông vội đưa ngay cả hai tay và được kéo lên.

Suy nghĩ của anh chị về câu chuyện nguồn gốc viên sỏi, từ đó thấy được ý trí vươn lên trong khó khăn hoàn thiện bản thân của viên sỏi.

Hành trình của hòn sỏi: từ tảng đá gồ ghề, nứt nẻ trải qua nhiều va đập đã trở thành hòn sỏi láng mịn. Hay đó chính là chuyến hành trình của con người trong cuộc sống.

“Tôi vốn là một tảng đá khổng lồ trên núi cao, trải qua bao năm tháng dài đằng đẵng bị mặt trời nung đốt, người tôi đầy vết nứt. Tôi vỡ ra và lăn xuống núi, mưa bão và nước lũ cuốn tôi vào sông suối. Do liên tục bị va đập, lăn lộn, tôi bị thương đầy mình. Nhưng rồi chính những dòng nước lại làm lành những vết thương của tôi. Và tôi trở thành một hòn sỏi láng mịn như bây giờ”.

Trong tác phẩm Kẻ lang thang, Kahlil Gibran đã kể một câu chuyện, câu chuyện ấy gợi cho anh, chị những suy nghĩ gì?

Câu chuyện gợi ra một cách nhìn về Đẹp và Xấu. Đẹp và xấu cũng như trắng và đen, bóng tối và ánh sáng... đều là những thứ tưởng chừng đơn giản nhưng không phải ai cũng có thế minh định được.

Suy nghĩ của anh, chị từ ý nghĩa của câu chuyện về sự quan tâm, sẻ chia.

Thấu hiếu và chia sẻ với nỗi đau của người khác là mình đã làm được một việc ý nghĩa. Sống đẹp sẽ nhận được cái đẹp từ cuộc sống.

Suy nghĩ của bạn sau khi đọc câu chuyện ngụ ngôn về ngọn nến.

Ngọn nến ban đầu cũng thấy vui sướng vì được cháy sáng nhưng khi bắt đầu tan chảy ra, nó thấy mình thiệt thòi vì vậy mà tìm cách tắt phụt đi. Đó là thói ích ki của con người, sợ mình bị thiệt hơn người khác nên chỉ lo nghĩ cho bản thân mình.

Trong bài Một khúc ca xuân 12-1977, Tố Hữu đả bày tỏ một quan niệm nhân sinh ý nghĩa: Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình.

Cho là cống hiến, là hi sinh, là tương thân tương ái: cha mẹ dành cho con cái, con cái dành cho gia đình, của những người có thể là không thân thiết trong cuộc sống với nhau...Nhận là đón lấy, hưởng thụ, chiếm lĩnh...

Giải thích:

Cho là cống hiến, là hi sinh, là tương thân tương ái: cha mẹ dành cho con cái, con cái dành cho gia đình, của những người (có thể là không thân thiết) trong cuộc sống với nhau... Nhận là đón lấy, hưởng thụ, chiếm lĩnh...

Quan niệm của anh, chị về lối sống giản dị của một con người.

Giản dị: là đơn giản một cách tự nhiên trong phong cách sống. Người ta hay nói: ăn mặc giản dị, phong cách giản dị, nói năng giản dị, lối sống giản dị.

Quan điểm của cá nhân về lối sống giản dị

Giản dị: là đơn giản một cách tự nhiên trong phong cách sống. Người ta hay nói: ăn mặc giản dị, phong cách giản dị, nói năng giản dị, lối sống giản dị.

Lối sống giản dị được bộc lộ ở nhiều phương diện:

Giản dị, tự nhiên trong trang phục, không cần phải phô trương cầu kì, không chạy theo mốt, không cần những đồ trang sức đắt tiền.

Nêu quan điểm của em về vấn để: tự lực cánh sinh, cần cù lao động.

Thế hệ trẻ chúng ta hiểu sâu sắc nhiệm vụ học tập và lao động đó làm cho dân giàu, nước mạnh. Và chắc chắn tinh thần tự lực và sự cân cù lao động của nhân dân ta từ xưa càng được nâng cao trong cuộc sống, trên bước đường cải tạo đất nước của chúng ta hôm nay.

Bàn tay ta làm nên tất cả

Có sức người sỏi đá cũng thành cơm

(Hoàng Trung Thông)

Em nhận thức như thế nào về đạo đức Hồ Chí Minh và phong trào Học tập và làm theo gương đạo đức Hồ Chi Minh.

Đạo đức Hồ Chí Minh là những nét đẹp về đạo đức cách mạng và đạo đức tiêu biểu trong lối sống của con người Việt Nam.

Giới thiệu về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh:

Đạo đức Hồ Chí Minh là những nét đẹp về đạo đức cách mạng và đạo đức tiêu biểu trong lối sống của con người Việt Nam.

Đạo đức cách mạng Hồ Chí Minh là ý tưởng cách mạng, sự hi sinh cá nhân vì sự nghiệp cách mạng, ý chí chiến đấu với kẻ thù, vượt qua mọi khó khăn nguy hiểm để đi đến đích cuối cùng.

Lòng biết ơn thầy cô giáo.

Biết ơn là luôn nhớ ơn, tìm cách đền đáp những người đã giúp mình.

Giải thích                                                                           

Biết ơn là luôn nhớ ơn, tìm cách đền đáp những người đã giúp mình.

Không có ai trong cuộc đời mà không cần đến sự dạy dỗ của thầy cô.

Biết ơn thầy cô giáo là bằng những hành động cụ thể thể hiện lòng kính yêu và đền đáp công lao thầy cô.

Nguồn gốc

Một đạo lý đẹp của dân tộc hiếu học.

Có nhiều tấm gương tiêu biểu về lòng biết ơn thầy cô từ lịch sử xa xưa và nay.

Trình bày suy nghĩ của em về câu tục ngữ: “Thương người như thể thương thân ”

Trong kho tàng ca dao, tục ngữ mà ông bà ta để lại có một câu thể hiện nội dung là tình thương yêu giữa con người và con người với nhau. Câu tục ngữ ấy chính là: “Thương người như thể thương thân”

Giải thích câu tục ngữ Thương người như thể thương thân

Trong cuộc sống con người, thứ quý nhất không phải là vật chất xa hoa hay tiền đồ danh lợi mà nó xuất phát từ trong bản thân con người .Tình yêu thương,đó là tình cảm cao quý mà con người sẽ không thể sống nếu thiếu nó.

        Trong cuộc sống, thứ quý nhất không phải là vật chất xa hoa hay tiền đồ danh lợi mà nó xuất phát từ trong bản thân con người. Tình yêu thương, đó chính là món quà cao quý mà con người sẽ không thể sống nếu thiếu nó.

Nghị luận xã hội:Thương người như thể thương thân

Thương thân là thương chính bản thân mình. Khi đói không cơm ăn, khi lạnh không có áo mặc, khi ốm đau không có thuốc uống và không ai chăm sóc… lúc đó bạn mới cảm nhận được mình rất thương bản thân của mình. Thương người là thương xót mọi người xung quanh, quan tâm, chia sẻ và sẵn sàng giúp đỡ khi mọi người gặp khó khăn.


Giải các môn học khác

Bình luận

Nghị luận văn học

Các bài tập làm văn

  • Viết bài tập làm văn số 1
  • Viết bài tập làm văn số 2
  • Viết bài tập làm văn số 3
  • Viết bài tập làm văn số 5
  • Viết bài tập làm văn số 6
  • Viết bài tập làm văn số 7

Nghị luận xã hội

Một số bài nghị luận văn học tham khảo

Văn biểu cảm

Văn tự sự

Văn thuyết minh