Tổng hợp các bài văn nghị luận về tư tưởng đạo lý (phần 3) - Ngữ văn 9 (văn mẫu 9)

Xemloigiai.net giới thiệu tổng hợp các bài văn cho: Tổng hợp các bài văn nghị luận về tư tưởng đạo lý (phần 3), Ngữ văn lớp 9 (Văn mẫu 9)
Bài Tập / Bài Soạn: 

Hãy bình luận câu tục ngữ: Lá lành đùm lá rách.

Câu tục ngữ nêu lên một triết lý sống đẹp: người với người là bạn nên ai cũng phải biết yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau. Con người chỉ đẹp khi sống giàu tình thương. Xã hội không chỉ đẹp vì sự giàu sang vật chất mà còn vì văn minh, nhân ái.

Suy nghĩ về câu tục ngữ: Lá lành đùm lá rách (bài 2).

Câu tục ngữ gợi lên một bài học về đạo lý làm người, về quan hệ giữa con người với nhau. Người ta ở đời, có người, có lúc gặp phải khó khăn, thiếu thốn, hoạn nạn. Lúc ấy, nếu chỉ một mình tự xoay xở lấy thì thật khó mà vượt qua. Trong hoàn cảnh đó, sự giúp đỡ của người khác, sự chia sẻ của người khác là rất quan trọng.

Suy nghĩ về câu “Nhiễu điều phủ lấy giá gương-Người trong một nước phải thương nhau cùng”

  Từ xưa đến nay, dân tộc Việt nam ta luôn đề cao tư tưởng nhân ái, một đạo lí cao đẹp. Bởi vì chúng ta đều là con Rồng cháu Tiên, đều được sinh ra từ cha Lạc Long Quân và mẹ Âu Cơ nên truyền thống “lá lành đùm lá rách cũng được phát huy qua nhiều thế hệ. Những tình cảm cao quí ấy được kết tinh, hội tụ và phản ánh qua những tác phẩm văn học dân tộc. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu những vấn đề trên qua bài chứng minh dưới đây.

Chứng minh câu tục ngữ Uống nước nhớ nguồn

   Sống trong xã hội, con người cần có thái độ như thế nào đối với những người đã giúp đỡ mình? Trước mắt ta, không thiếu những kẻ trâng tráo vô ơn làm nên những hiện tượng “ăn cháo đá bát” mà nhân dân ta ai cũng cực lực phê phán.  Những kẻ ấy đã không hiểu được một đạo lí truyền thống của dân tộc ta đã được đúc kết từ thực tế,  một mối quan hệ cần thiết trong đời sống con người đó là : “Uống nước nhớ nguồn”. Ta nên hiểu câu tục ngữ này ra sao? Trong cuộc sống hiện nay, ý nghĩa của câu trên càng trở nên sâu sắc hơn như thế nào?

Chứng minh và giải thích câu tục ngữ Uống nước nhớ nguồn

    Qua quá trình lao động của nhân dân ta và trong hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, nhân dân ta đã chống lại ngoại xâm và thiên tai khắc nghiệt, lập nên bao chiến công hiển hách, những trang sử vẻ vang, nhiều câu ca dao, tục ngữ thấm nhuần nhiều đạo lí làm người. Qua đó, chúng khuyên bao thế hệ người Việt Nam những lời khuyên bổ ích cho việc làm người. Chính đặc điểm lịch sử đó đã tạo nên một truyền thống tốt đẹp và quý báu của dân tộc ta, đó là đạo lý “uống nước nhớ nguồn” thể hiện lòng biết ơn đối với những ai đã tạo nên thành quả cho người đời sau hưởng thụ.

Giải thích ý nghĩa bài ca dao “Công cha như núi Thái Sơn…”

       Cha mẹ đã sinh ra ta, chăm sóc dạy bảo ta. Vì thế, công ơn cha mẹ dành cho ta rất lớn. Chúng ta phải biết ơn, đền đáp công lao đó. Điều đó đã được ông cha ta nhắn nhủ qua bài ca dao:

“Công cha như núi Thái Sơn,
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Một lòng thờ mẹ kính cha,
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.!”

Nêu lên suy nghĩ của em từ câu ca dao: Công cha...chảy ra.

Núi Thái Sơn cao ngất chín tầng mây, trùng điệp hùng vĩ được so sánh với công cha vô cùng to lớn. Nước trong nguồn trong mát ngọt ngào, không bao giờ vơi cạn, khác nào dòng sữa ngọt ngào, tình thương bao la của mẹ hiền dành cho đứa con.

         Từ thời thơ bé, tôi đã thuộc câu ca dao nói về công cha nghĩa mẹ. Lên lớp Một, tôi đã nhiều lần được học, được tập chép câu ca dao này:

Công cha như núi Thái Sơn,

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra".

Hãy bình luận câu tục ngữ: Thương người như thể thương thân.

Như vậy, lời dạy trên muốn nhấn mạnh: Nếu ta thương thân ta như thế nào thì ta phải yêu thương mọi người như thế; bởi lẽ bản thân là quan trọng, là cái quý giá nhất, cái mà luôn luôn được mọi người lo lắng, chăm sóc và vun vén. Nếu như người khác không may gặp khó khăn, hoạn nạn thì ta nên giúp đỡ họ như thương yêu chính bản thân mình.

Nghị luận xã hội ‘Lá lành đùm lá rách’

  Thực tế lịch sử đã cho thấy trong bốn ngàn năm sống còn trên dải đất bên bờ biển Đông đầy sóng gió này, dân tộc Việt Nam chúng ta đã từng gánh chịu biết bao là thiên tai, dịch họa vô cùng ác liệt. Phép lạ nào đã giúp tổ tiên chúng ta vượt qua được mọi khó khăn, điêu đứng ấy để đứng vững cùng bè bạn năm châu? Phải chăng là ở sức mạnh của tinh thần đoàn kết, tương trợ lẫn nhau? Phải chăng là nhờ nhân dân ta đã thực hiện đúng như câu tục ngữ mà từ bao đời nay cha ông ta đã truyền đời: “Lá lành đùm lá

Phân tích bài ca dao: Công cha như núi Thái Sơn...mới là đạo con.

Chúng ta được cha mẹ sinh ra để làm một con người, hãy sống cho xứng đáng là con người. Trên thực tế không phải ở mọi lúc, mọi nơi những đứa con giữ tròn đạo hiếu.

      Ca dao dân ca là dòng sữa ngọt ngào nuôi dưỡng chúng ta từ thuở lọt lòng. Dòng sữa tinh thần ấy lan xa theo hương lúa, cánh cò, trầm bổng ngân nga theo nhịp chèo của con thuyền xuôi ngược, âu yếm thiết tha như lời ru của mẹ... như khúc hát tâm tình quê hương đã thấm sâu vào tâm hồn tuổi thơ mỗi người. Em nhớ mãi lời ru của bà của mẹ:

Công cha như núi Thái Sơn

Chứng minh câu tục ngữ Thương người như thể thương thân

Từ xưa đến nay, ông bà, cha mẹ thường khuyên nhủ chúng ta là phải “Thương người như thể thương thân”. Như vậy với đúng với truyền thống tốt đẹp của dân tộc VN là lấy chữ nhân làm gốc. Và đó cũng là một trong những phẩm giá của con người VN.

       Kho tàng văn học dân gian Việt Nam có nhiều câu tục ngữ đề cao đạo lí làm người. Một trong số đó là câu tục ngữ "Thương người như thể thương thân". Đúng với truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam là lấy chữ nhân làm gốc. Và đó cũng là một trong những phẩm giá của con người Việt Nam.

Trình bày vấn đề tự học.

  Trong học tập, mỗi người đều có một cách học riêng, phù hợp với điều kiện và khả năng của mình. Thế nhưng, cách học hiệu quả nhất là tự học. Chỉ có tự học mới giúp chúng ta dễ dàng tiếp thu và hiểu sâu sắc kiến thức một cách chủ động và dễ dàng nhất.

Phân tích câu tục ngữ: Lá lành đùm lá rách.

Ngày nay câu tục ngữ không bó hẹp trong gia đình, làng xã, nó chính là lòng nhân đạo giữa người với người trong thế giới này. Câu tục ngữ nhăm nhắc nhở mọi người hãy sống vì lòng nhân ái, vì người khác để xây dựng xã hội tốt đẹp hơn.

Suy nghĩ về thế hệ trẻ tương lai đất nước

 Tương lai của một dân tộc tốt đẹp hay suy vong phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, và một trong những yếu tố đó là tuổi trẻ. Có thể nói, tuổi trẻ và tương lai của đất nước là hai yếu tố không thể tách rời.

Lòng biết ơn thầy cô (Bài 2)

Trong xã hội mà nền kinh tế tri thức phát triển mạnh mẽ như ngày nay thì việc học là rất quan trọng. Do đó chúng ta phải đến trường, ở đó các thầy cô giáo sẽ truyền thụ cho ta những kiến thức vô cùng bổ ích và thành công của ta hôm nay chính là nhờ phần lớn công lao dạy dỗ của các thầy, các cô. Chúng ta cần phải biết ơn họ.

Công việc đọc sách (Bài 2)

Công việc đọc sách là một thói quen khoa học, cung cấp cho ta thêm sự hiểu biết về nhiều lĩnh vực. Đọc sách là một công việc đòi hỏi ở mỗi người sự cần mẫn, kiên nhẫn và nhất là có ý chí cao. Chúng ta sẽ thấy đời đẹp hơn nếu đọc sách.

Trình bày vấn đề tự học (Bài 2)

Tự học là một phương pháp học tập đạt kết quả rất cao nếu chúng ta hiểu được rõ về nó và các công đoạn trong việc tự học như thế nào. Tự học sẽ giúp chúng ta vượt ra khỏi sự học thông thường về vốn kiến thức và tầm hiểu biết.

        Học là một vấn đề rất rộng lớn và mang tính chất giáo dục. Học là công việc thiết yếu của mỗi người và bằng nhiều phương pháp. Những phương pháp đó đều giúp ta thu nhận kiến thức được dễ dàng hơn. Tuy nhiên, một vấn đề đã được đặt ra mà không phải ai cũng nắm được trong con đường tìm tri thức: vấn đề tự học.

Công việc đọc sách (Bài 3)

Đọc sách có ý nghĩa. Nếu ta mở rộng tấm lòng thì đó không phải là một công việc khó khăn như ta tưởng. Đọc một quyển sách hay, ta có thể sẽ say mê, bị cuốn hút. Sách là kho tàng vô giá.

         Đọc sách là công việc vô cùng quan trọng đối với mỗi con người. Việc đọc sách là không thể thiếu trong cuộc sống hôm nay khi mà chúng ta đang trong thế kỉ mới, đất nước ta đang ngày càng phát triển. Đọc sách cho ta thêm nhiều kiến thức, nhiều điều bổ ích, tăng thêm sự hiểu biết cho chúng ta.

Em hãy giải thích câu tục ngữ: “Thương người như thể thương thân ”

Tình cảm yêu thương con người ấy đã trở thành máu thịt trong mỗi chúng ta. Từ đó hình thành nên lòng nhân ái, tình người bao la. Ông bà ta xưa có dạy: “Thương người như thể thương thân”.

       Dân tộc Việt Nam vốn có truyền thống yêu thương đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau. Tinh cảm yêu thương con người ấy đã trở thành máu thịt trong mỗi chúng ta. Từ đó hình thành nên lòng nhân ái, tình người bao la. Ông bà ta xưa có dạy: “Thương người như thể thương thân”.

Giải thích câu tục ngữ:” Lá lành đùm lá rách”

Với những hình ảnh gần gũi, giản dị, câu tục ngữ này dễ dàng tạo nên một ấn tượng riêng trong lòng người đọc. Ngắn gọn thế nhưng câu tục ngữ lại chứa đựng những ba nghĩa chính.

Bàn về mối quan hệ giữa môi trường sống và việc hình thành nhân cách con người, ông bà ta có nhận định qua câu tục ngữ. Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng. Em hãy giải thích ý nghĩa câu tục ngữ trên.

Như vậy môi trường của xã hội có ảnh hưởng rất lớn đến việc hình thành nhân cách của con người. Do đó, ông bà ta có nhận định: Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng

       Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài. Câu tục ngữ đã cho ta thấy được một vấn đề trong cuộc sống. Ở môi trường nào, điều kiện nào thì con người sẽ thích nghi theo môi trường, điều kiện ấy. Như vậy môi trường của xã hội có ảnh hưởng rất lớn đến việc hình thành nhân cách của con người. Do đó, ông bà ta có nhận định: Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng.


Giải các môn học khác

Bình luận

Nghị luận văn học

Các bài tập làm văn

  • Viết bài tập làm văn số 1
  • Viết bài tập làm văn số 2
  • Viết bài tập làm văn số 3
  • Viết bài tập làm văn số 5
  • Viết bài tập làm văn số 6
  • Viết bài tập làm văn số 7

Nghị luận xã hội

Một số bài nghị luận văn học tham khảo

Văn biểu cảm

Văn tự sự

Văn thuyết minh