Chí Phèo - Nam Cao - Phần 1 Tác giả - Ngữ văn lớp 11 - Tập 1

Bài soạn ngắn gọn Chí Phèo phần 1 tác giả, Tuần 13, Ngữ văn lớp 11 ngắn gọn, Tập 1
Bài Tập / Bài Soạn: 

Câu 1 trang 142 SGK Ngữ văn 11 tập 1

Tiểu sử cuộc đời và con người tác giả Nam Cao (1915 – 1951)

* Quê hương, gia đình:

- Tên thật là Trần Hữu Tri, sinh tại Hà Nam, trong một gia đình trung nông nghèo. Quê ông quanh năm nghèo đói, bị cường hào áp bức bóc lột rất nặng nề.

=> Gắn bó sâu nặng với quê hương, những người nghèo khổ.

* Trước cách mạng:

- Học xong bậc thành chung, Nam Cao sống bằng nghề dạy học và viết văn.

- Năm 1943, Nam Cao gia nhập hội Văn hóa cứu quốc và tham gia Cách mạng tháng Tám.

* Sau cách mạng:

Câu 2 trang 142 SGK Ngữ văn 11 tập 1

* Trước cách mạng:

- Văn học phải gắn bó với đời sống của nhân dân lao động, phản ánh chân thực cuộc sống.

- Văn chương chân chính phải có nội dung nhân đạo sâu sắc, vừa mang nỗi đau nhân thế, vừa có thể tiếp sức mạnh cho con người vươn tới cuộc sống nhân ái, công bằng.

- Nghề văn phải là một nghề sáng tạo.

- Ông không chạy theo cái đẹp, cái thơ mộng, quay lưng lại với hiện thực rồi viết ra những lời giả dối, phù phiếm.

- Cuộc sống phải đặt trên văn chương, văn chương phải vì con người

Câu 3 trang 142 SGK Ngữ văn 11 tập 1

Những trăn trở, day dứt của Nam Cao khi viết về:

- Người trí thức nghèo:

+ Họ là những nhà văn nghèo, những viên chức, những anh giáo khổ trường tư,…Họ có ý thức sâu sắc về giá trị sống và nhân phẩm, mang nhiều hoài bão cao đẹp, có tâm huyết và tài năng, luôn khát khao được phát triển nhân cách, được đóng góp cho xã hội.

Câu 4 trang 142 SGK Ngữ văn 11 tập 1

 Những nét chính trong phong cách nghệ thuật của Nam Cao:

- Đặc biệt chú ý và hướng tới thế giới bên trong của con người, coi đó là nguyên nhân của những hành động bên ngoài

- Có biệt tài trong việc diễn tả và phân tích tâm lí nhân vật.

- Viết về cái nhỏ nhặt hàng nhưng vẫn làm nổi bật được những vấn đề có ý nghĩa xã hội to lớn, có tầm triết lí sâu sắc về con người, cuộc sống và nghệ thuật.

- Giọng điệu buồn thương, chua chát, dửng dưng, lạnh lùng mà đầy thương cảm.


Giải các môn học khác

Bình luận

Tuần 1

Tuần 2

Tuần 3

Tuần 4

Tuần 5

Tuần 6

Tuần 7

Tuần 8

Tuần 9

Tuần 10

Tuần 11

Tuần 12

Tuần 13

Tuần 14

Tuần 15

Tuần 16

Tuần 17

Tuần 18

Tuần 19

Tuần 20

Tuần 21

Tuần 22

Tuần 23

Tuần 24

Tuần 25

Tuần 26

Tuần 27

Tuần 28

Tuần 29

Tuần 30

Tuần 31

Tuần 32

Tuần 33

Tuần 34

Tuần 35