Tương tư - Ngữ văn lớp 11 - Tập 2

Bài soạn ngắn gọn Tương tư, Tuần 24, Ngữ văn lớp 11 ngắn gọn, Tập 2

ND chính

- Bài thơ là tiếng lòng về một tình yêu trong sáng, đơn phương, mạnh mẽ.

- Thế hiện tình cảm chân thành, thấm đượm hồn quê Việt với nhiều nét đẹp văn hóa dân gian.

Bố cục

Bố cục: 2 phần

- Phần 1 (16 câu đầu): Nỗi tương tư của chàng trai.

- Phần 2 (4 câu còn lại): Ước vọng lứa đôi hòa hợp.

Bài Tập / Bài Soạn: 

Câu 1 trang 50 SGK Ngữ văn 11 tập 2

* Nỗi nhớ mong của chàng trai:

- Cách nói bóng gió xa xôi: Mượn trời đất nhớ nhau để thổ lộ nỗi nhớ 

+ Nỗi nhớ được xác định trong một khoảng không gian → chủ quan hóa đối tượng: khi người ta tương tư, cảnh vật cũng tương tư, không gian ngập tràn nhung nhớ.

+ Thể hiện sự nhút nhát, ý nhị và sâu sắc của chàng trai.

- Sử dụng thành ngữ “chín nhớ mười mong” để tăng cấp về mức độ cảm xúc → thế giới tâm hồn cụ thể, tình cảm từ một thứ vô hình trở nên hữu hình, cụ thể.

Câu 2 trang 50 SGK Ngữ văn 11 tập 2

- Cách bày tỏ tình yêu ý nhị, tinh tế, vận dụng cách nói bóng gió đặc trưng của ca dao dân ca với các biện pháp tu từ quen thuộc, hình ảnh mộc mạc, lối so sánh ví von duyên dáng, hấp dẫn:

+ Lối so sánh ví von: sử dụng biện pháp hoán dụ: thôn Đoài (chỉ chàng trai) – thôn Đông (chỉ cô gái), ẩn dụ (bến, đò, hoa khuê các, bướm giang hồ), nhân hóa (Cau thôn Đoài nhớ giầu không thôn nào?).

+ Sử dụng lối nói sóng đôi, tương đồng: Gió mưa…/…của tôi yêu nàng.

Câu 3 trang 50 SGK Ngữ văn 11 tập 2

- Nhận xét của Hoài Thanh là nhận xét đúng.

- Trong thơ của Nguyễn Bính có "hồn xưa của đất nước". Thể hện qua:

+ Những câu thơ bình dị nhưng có sức lôi cuốn

+ Ngôn ngữ mộc mạc, gần gũi, mang đậm cách biểu đạt và bày tỏ bóng gió, xa xôi trong tình yêu của người dân quê Bắc Bộ Việt Nam.

+ Tình cảm, cảm xúc chân thành, tế nhị, kín đáo.

+ Thể loại thơ dân tộc: lục bát.

+ Hình ảnh mộc mạc, đậm chất làng Việt: thôn Đoài, thôn Đông, trầu, cau, giời, 

+ Lối so sánh, ví von và cách bày tỏ tình cảm đậm đà phong vị ca dao dân ca.


Giải các môn học khác

Bình luận

Tuần 1

Tuần 2

Tuần 3

Tuần 4

Tuần 5

Tuần 6

Tuần 7

Tuần 8

Tuần 9

Tuần 10

Tuần 11

Tuần 12

Tuần 13

Tuần 14

Tuần 15

Tuần 16

Tuần 17

Tuần 18

Tuần 19

Tuần 20

Tuần 21

Tuần 22

Tuần 23

Tuần 24

Tuần 25

Tuần 26

Tuần 27

Tuần 28

Tuần 29

Tuần 30

Tuần 31

Tuần 32

Tuần 33

Tuần 34

Tuần 35