Tình yêu và thù hận - Ngữ văn lớp 11 - Tập 1

Bài soạn ngắn gọn Tình yêu và thù hận, Tuần 17, Ngữ văn lớp 11 ngắn gọn, Tập 1

ND chính

- Tình yêu cao đẹp bất chấp thù hận giữa hai dòng họ của Rô - mê - ô và Giu - li - ét.

-  Thông qua câu chuyện tình yêu của Rô-mê-ô và Giu-li-ét, tác giả ca ngợi và khẳng định vẻ đẹp của tình người, tình đời theo lí tưởng chủ nghĩa nhân văn.

Bố cục

Bố cục: 2 phần

Phần 1 (từ lời thoại 1 đến 6): Lời độc thoại thổ lộ tình yêu thầm kín của Romeo và Juliet.

- Phần 2 (còn lại): Lời đối thoại của Rô-mê-ô và Giu-li-ét.

Bài Tập / Bài Soạn: 

Câu 1 trang 201 SGK Ngữ văn 11 tập 1

- 6 lời thoại đầu, về hình thức là những lời thoại của từng người. Họ nói về nhau chứ không nói với nhau-> lời độc thoại nội tâm bày tỏ nỗi lòng suy nghĩ của nhân vật.

- 10 lời thoại sau là lời đối thoại giữa 2 người. Những lời đối thoại ấy vẫn là lời trực tiếp thể hiện tình cảm. Ngôn ngữ đối thoại của nhân vật cũng đầy chất thơ.              

Câu 2 trang 201 SGK Ngữ văn 11 tập 1

Những cụm từ chứng minh tình yêu của Rô - mê - ô và Giu - li - ét diễn ra trong bối cảnh hai dòng họ thù địch:

- Xuất hiện 3 lần trong lời thoại của Rô-mê-ô:

 + Từ nay, tôi sẽ không bao giờ còn là Rô-mê-ô nữa.

 + Tôi thù ghét cái tên tôi.

 + Chẳng phải Rô-mê-ô cũng chẳng phải Môn-ta-ghiu.

- Xuất hiện 4 lần trong lời thoại của Giu-li-et:

 + Chàng hãy khước từ cha chàng và từ chối dòng họ của chàng đi.

Câu 3 trang 201 SGK Ngữ văn 11 tập 1

Tâm trạng của Rô - mê - ô qua hình thức so sánh liên tưởng trong lời thoại đầu tiên:

- Đây là lời thoại dài nhất và là lời thoại độc thoại nội tâm của nhân vật. Lời thoại được viết rất trau chuốt với nhiều hình ảnh đẹp, nhiều liên tưởng độc đáo, thú vị, những so sánh bất ngờ, táo bạo. Tất cả nhằm bộc lộ tâm trạng yêu đương nồng cháy, đam mê, ngỡ như không có gì cản được của Rô-mê-ô khi trèo tường đến bên dưới phòng ngủ của Giu - li - ét.

Câu 4 trang 201 SGK Ngữ văn 11 tập 1

Diễn biến nội tâm của Giu- li- ét:

 - Tình yêu của Rô - mê - ô và Giu - li - et nảy sinh trong một hoàn cảnh rất éo le, đó là mối hận thù truyền kiếp của hai dòng họ. Vì thế tâm trạng của Giuliet sau buổi găp gỡ diễn biến rất phức tạp. Nó diễn biến qua các chặng sau:

+ Thổ lộ tình yêu mãnh liệt với Rô - mê - ô và những lo lắng tình yêu của mình sẽ gặp trở ngại.

+ Vô tình thổ lộ tình yêu của mình vì không biết Rô - mê - ô đang đứng trong vườn. Nàng lo lắng cho người yêu.

Câu 5 trang 201 SGK Ngữ văn 11 tập 1

Vấn đề “Tình yêu và thù hận” đã được giải quyết xong trong mười sáu lời thoại này:

- Vấn đề thù hận: Thù hận không xuất hiện như một thế lực cản trở tình yêu mà thù hận chỉ hiện qua dòng suy nghĩ của các nhân vật, tình yêu xuất hiện trên nền thù hận, không xung đột với thù hận.

- Có đến ba trên năm lời thoại của Rô - mê - ô thể hiện thái độ dứt khoát của chàng trong việc giải quyết vấn đề thù hận: "Tôi sẽ thay đổi tên họ; sẽ xé nát cái tên đó vì nó là kẻ thù của em,..."

- Tình yêu có sức mạnh to lớn, được thể hiện cụ thể qua lời thoại 13 và 15.

Luyện tập câu hỏi trang 201 SGK Ngữ văn 11 tập 1

Sếch-xpia đã miêu tả tuyệt vời tâm trạng của hai người trẻ tuổi vừa bị trúng mũi tên của thần Ái tình Cupid. Thái độ của tác giả là đồng tình và ca ngợi, bởi: “Ca ngợi tình yêu chân chính của con người cũng chính là khẳng định con người.”

- Bình luận câu nói trên: Sếch-xpia ca ngợi tình yêu vì tình yêu là thứ tình cảm tốt đẹp và kì diệu nhất của con người. Tình yêu là tình cảm thiêng liêng, thể hiện con người và tâm hồn con người một cách sinh động và chính xác nhất. Cho nên, ca ngợi tình yêu chân chính của con người cũng là khẳng định con người. Đây là một ý kiến đúng đắn.


Giải các môn học khác

Bình luận

Tuần 1

Tuần 2

Tuần 3

Tuần 4

Tuần 5

Tuần 6

Tuần 7

Tuần 8

Tuần 9

Tuần 10

Tuần 11

Tuần 12

Tuần 13

Tuần 14

Tuần 15

Tuần 16

Tuần 17

Tuần 18

Tuần 19

Tuần 20

Tuần 21

Tuần 22

Tuần 23

Tuần 24

Tuần 25

Tuần 26

Tuần 27

Tuần 28

Tuần 29

Tuần 30

Tuần 31

Tuần 32

Tuần 33

Tuần 34

Tuần 35