Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc - Phần II Tác phẩm - Ngữ văn lớp 11 - Tập 1

Bài soạn ngắn gọn Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc phần II tác phẩm, Tuần 6, Ngữ văn lớp 11 ngắn gọn, Tập 1

ND chính

Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu là tiếng khóc bi tráng cho một thời kì lịch sử đau thương nhưng vĩ đại của dân tộc, là bức tượng đài bất tử về những người nông dân nghĩa sĩ Cần Giuộc đã dũng cảm chiến đấu hi sinh vì Tổ quốc.
 

Bài Tập / Bài Soạn: 

Câu 1 trang 65 SGK Ngữ văn 11 tập 1

* Thể văn tế

a. Khái niệm: là loại văn thường gắn với phong tục tang lễ, nhằm bày tỏ lòng tiếc thương đối với người đã mất, văn tế thường có nội dung cơ bản, kể lại cuộc đời công đức phẩm hạnh của người đã mất và bày tỏ tấm lòng xót thương sâu sắc.

b. Đặc điểm

- Gồm 2 nội dung:

+ Kể lại cuộc đời, công đức, phẩm hạnh của người đã khuất.

+ Bày tỏ nỗi đau tương của người còn sống

- Âm hưởng: bi thương

- Giọng điệu: lâm li, thống thiết

Câu 2 trang 65 SGK Ngữ văn 11 tập 1

a. Hình ảnh người chiến sĩ nông dân

* Nguồn gốc xuất thân:

- Từ nông dân nghèo cần cù lao động “cui cút làm ăn”.

- Nghệ thuật tương phản: chưa quen >< chỉ biết, vốn quen >< chưa biết.

=> Tác giả nhấn mạnh việc quen và chưa quen của người nông dân để tạo ra sự đối lập về tầm vóc của người anh hùng.

* Những biến chuyển của họ khi quân giặc xâm lược:

- Về tình cảm: sốt ruột trước động thái của triều đìnhcăm thù giặc sục sôi.

Câu 3 trang 65 SGK Ngữ văn 11 tập 1

- Đoạn 3 (Ai vãn) là tiếng khóc bi tráng của tác giả xuất phát từ nhiều nguồn cảm xúc:

+ Đó là nỗi xót thương đối với những người dân lao động

+ Nỗi xót xa của những người nơi hậu phương, tiên tuyến

+ Nỗi căm hận đối với những kẻ đã gây ra nghịch cảnh éo le

=> Đoạn thơ hiện lên với lời văn xót xa, bi thương nhưng không bi lụy. Bởi lẽ ngoài nỗi uất ức, nghẹn ngào, tiếc hận là nỗi căm hờn quân thù tột độ. Tiếng khóc tràn đầy lòng tự hào, mến phục, ngợi ca, tiếp nối ý chí, sự nghiệp dở dang của nghĩa sĩ. Họ lấy cái chết làm rạng ngời chân lí của thời đại.

Câu 4 trang 65 SGK Ngữ văn 11 tập 1

- Bài văn tế sở dĩ có được sức biểu cảm mạnh mẽ, nó được biểu hiện qua những câu thơ bộc lộ những cảm xúc chân thành, qua giọng điệu, hình ảnh sống động.

- Và nó được thế hiện qua một số câu văn như:

"Đau đớn bấy! …dật dờ trước ngõ."

"Thà thác mà đặng câu địch khái, …. trôi theo dòng nước đổ." 

Ngoài ra, bài văn tế còn có giọng điệu đa dạng và đặc biệt gây ấn tượng bởi những câu văn bi tráng, thống thiết kết hợp với các hình ảnh đầy sống động (manh áo vải, ngọn tầm vông, rơm con cúi, mẹ già...)

 

Luyện tập câu hỏi trang 65 SGK Ngữ văn 11 tập 1

  Để làm sáng tỏ ý kiến của Giáo sư Trần Văn Giàu: "Cái sống được cha ông ta quan niệm là không thể tách rời với hai chữ nhục, vinh. Mà nhục hay vinh là sự đánh giá theo thái độ chính trị đối với cuộc xâm lược của Tây: đánh Tây là vinh, theo Tây là nhục”, có thể dẫn ra và phân tích các câu văn như:

Sống làm chi theo quán tả đạo, quăng vùa hương, xô bàn độc, thấy lại thêm buồn; sống làm chỉ ỏ lính mã tà, chia rượu lạt, gặm bánh mì, nghe càng thêm hổ.


Giải các môn học khác

Bình luận

Tuần 1

Tuần 2

Tuần 3

Tuần 4

Tuần 5

Tuần 6

Tuần 7

Tuần 8

Tuần 9

Tuần 10

Tuần 11

Tuần 12

Tuần 13

Tuần 14

Tuần 15

Tuần 16

Tuần 17

Tuần 18

Tuần 19

Tuần 20

Tuần 21

Tuần 22

Tuần 23

Tuần 24

Tuần 25

Tuần 26

Tuần 27

Tuần 28

Tuần 29

Tuần 30

Tuần 31

Tuần 32

Tuần 33

Tuần 34

Tuần 35