Bánh chưng, bánh giầy

Bài soạn văn siêu ngắn Bánh chưng, bánh giầy, Bài 1, Soạn văn 6 siêu ngắn, tập 1

ND chính

Suy tôn tài năng, phẩm chất của con người trong việc dựng xây đất nước.

Bố cục

- Đoạn 1 (Từ đầu … đến “chứng giám”): Vua chọn người nối ngôi.

- Đoạn 2 (Tiếp theo … đến “nặn hình tròn”): Cuộc đua tài.

- Đoạn 3 (Còn lại): Kết quả thi tài.

 

Bài Tập / Bài Soạn: 

Câu 1 (trang 12, SGK Ngữ văn 6, tập 1)

- Hoàn cảnh: Vua Hùng chọn người nối ngôi khi giặc ngoài đã dẹp yên, vua tuổi đã già.

- Ý định: chọn người nối chí, không nhất thiết là con trưởng.

- Hình thức: thông qua cuộc thi tài, ai làm vừa ý vua sẽ được truyền ngôi.

Câu 2 (trang 12, SGK Ngữ văn 6, tập 1)

   Trong các con vua, chỉ có Lang Liêu được thần giúp đỡ vì:

- Lang Liêu là người con thiệt thòi nhất, nghèo và chỉ làm việc đồng áng, trồng lúa, khoai.

- Chàng hiểu được ý thần: lấy nguyên liệu sẵn có của nhà nông để làm ra hai loại bánh. 

Câu 3 (trang 12, SGK Ngữ văn 6, tập 1)

 Hai thứ bánh của Lang Liêu được vua cha chọn để tế Trời, Đất, Tiên vương và Lang Liêu được chọn nối ngôi vua vì:

- Lang Liêu là người biết quý trọng hạt gạo, biết dùng những thứ do bàn tay mình làm ra để tế Tiên vương.

- Cho thấy chàng là người có tài, đức, hiếu, xứng đáng trở thành minh quân trong tương lai.

Câu 4 (trang 12, SGK Ngữ văn 6, tập 1)

Ý nghĩa của truyền thuyết “Bánh chưng, bánh giầy”:

- Giải thích nguồn gốc của bánh chưng, bánh giầy đồng thời tái hiện hình ảnh con người trong công cuộc dựng nước.

- Truyện còn phản ánh thành tựu văn minh nông nghiệp ở buổi đầu dựng nước với thái độ đề cao lao động, đề cao nghề nông và thể hiện sự thờ kính Trời, Đất và tổ tiên của nhân dân ta.

Luyện tập câu 1 (trang 12 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1)

     Ý nghĩa của phong tục ngày Tết nhân dân ta làm bánh chưng, bánh giầy là đề cao nghề nông, đề cao sự thờ kính Trời, Đất và tổ tiên của nhân dân ta. 

Luyện tập câu 2 (trang 12 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1)

Các em có thế nêu theo sự cảm nhận của mình, đây chỉ là một ví dụ:

-   Chi tiết Lang Liêu nằm mộng thấy thần đến khuyên bảo: "Trong trời đất, không có gì quý bằng hạt gạo...". Đây là chi tiết thần kì làm tăng sức hấp dẫn cho truyện. Trong các con vua, chỉ có Lang liêu mới được thần giúp đỡ. Chi tiết này còn nêu bật được giá trị của hạt gạo ở một đất nước mà cư dân sống bằng nghề nông và hạt gạo là lương thực chính; đồng thời chi tiết này thể hiện một cách sâu sắc cái đáng quý, đáng trân trọng của sản phẩm do con người làm ra.


Giải các môn học khác

Bình luận

Bài 1

Bài 2

Bài 3

Bài 4

Bài 5

Bài 6

Bài 7

Bài 8

Bài 9

Bài 10

Bài 11

Bài 12

Bài 13

Bài 14

Bài 15

Bài 16

Bài 17

Bài 18

Bài 19

Bài 20

Bài 21

Bài 22

Bài 23

Bài 24

Bài 25

Bài 26

Bài 27

Bài 28

Bài 29

Bài 30

Bài 31

Bài 32

Bài 33

Bài 34