Ếch ngồi đáy giếng

Bài soạn văn siêu ngắn Ếch ngồi đáy giếng, Bài 10, Soạn văn 6 siêu ngắn, tập 1

ND chính

Phê phán cách nhìn thế giới hạn hẹp của ếch, chỉ vì huênh hoang, kiêu ngạo nên phải chịu kết cục bi thảm

Bố cục

2 đoạn

- Đoạn 1 (Từ đầu … đến "như một vị chúa tể"): Kể chuyện ếch khi ở trong giếng.

- Đoạn 2 (Phần còn lại): Kể chuyện ếch khi ra khỏi giếng.

 

Bài Tập / Bài Soạn: 

Câu 1 (trang 101, SGK Ngữ văn 6, tập 1)

   Ếch tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng cái vung và nó thì oai như một vị chúa tể vì:

Ếch đã sống rất lâu trong giếng, chưa ra thế giới bên ngoài.

- Xung quanh ếch chỉ có một vài loài vật nhỏ bé.

- Hàng ngày, ếch cất tiếng kêu “ồm ộp” làm vang động cả giếng, khiến các con vật kia hoảng sợ.

Câu 2 (trang 101, SGK Ngữ văn 6, tập 1)

  Ếch bị con trâu giẫm bẹp vì: Ếch sống lâu ngày trong giếng nên cứ huênh hoang thế giới ngoài miệng giếng, chẳng thèm để ý đến xung quanh.

Câu 3 (trang 101, SGK Ngữ văn 6, tập 1)

- Bài học được rút ra:

+ Phải biết những hạn chế của mình và cố gắng nhìn xa trông rộng.

+ Không được chủ quan, kiêu ngạo, coi thường những người xung quanh.

- Ý nghĩa của bài học: Trong cuộc sống phải biết mình biết ta, không nên coi thường những người xung quanh. Cần học hỏi nhiều hơn từ thế giới bên ngoài để tự hoàn thiện mình.

Luyện tập câu 1 (trang 101 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1)

Hai câu quan trọng nhất trong văn bản:

-    "Ếch cứ tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng chiếc vung còn nó thì oai phong như một vị chúa tể".

-    "Nó nhâng nháo đưa cặp mắt nhìn lên bầu trời, chả thèm để ý đến xung quanh nên đã bị một con trâu đi qua dẫm bẹp”.

Luyện tập câu 2 (trang 101 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1)

-  Một bạn nào đó ở lớp học giỏi nhất nên luôn tự mãn, khi đi thi chủ quan nên đã thua kém những người khác.

-  Để nhắc nhở con cháu điều này, cha ông đã có câu: "Ở nhà nhất mẹ, nhì con. Ra đường khối kẻ đẹp giòn hơn ta."


Giải các môn học khác

Bình luận

Bài 1

Bài 2

Bài 3

Bài 4

Bài 5

Bài 6

Bài 7

Bài 8

Bài 9

Bài 10

Bài 11

Bài 12

Bài 13

Bài 14

Bài 15

Bài 16

Bài 17

Bài 18

Bài 19

Bài 20

Bài 21

Bài 22

Bài 23

Bài 24

Bài 25

Bài 26

Bài 27

Bài 28

Bài 29

Bài 30

Bài 31

Bài 32

Bài 33

Bài 34