Ôn tập về dấu câu (Dấu phẩy)

Bài soạn văn siêu ngắn Ôn tập về dấu câu (Dấu phẩy), Bài 32, Soạn văn 6 siêu ngắn, tập 2

CÔNG DỤNG

1. Đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp:

a) Vừa lúc đó (,) sứ giả đem ngựa sắt (,) roi sắt (,) áo giáp sắt đến. Chú bé vùng dậy (,) vươn vai một cái bỗng biến thành một tráng sĩ.

b) Suốt một đời người (,) từ thuở lọt lòng đến khi nhắm mắt xuôi tay (,) tre với mình sống chết có nhau (,) chung thuỷ.

c) Nước bị cản văng bọt tứ tung (,) thuyền vùng vằng cứ trực trụt xuống.

2. Giải thích:

a) Dấu phẩy ngăn cách các từ ngữ có cùng chức vụ trong câu.

Bài Tập / Bài Soạn: 

Luyện tập câu 1 (trang 159, SGK Ngữ văn 6, tập 2)

Đặt dấu phẩy vào đúng vị trí:

a) Từ xưa đến nay (,) Thánh Gióng luôn là hình ảnh rực rỡ về lòng yêu nước (,) sức mạnh phi thường và tinh thần sẵn sàng chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam ta.

b) Buổi sáng (,) sương phủ trắng cành cây (,) bãi cỏ. Gió bấc hun hút thổi. Núi đồi (,) thung lũng (,) làng bản chìm trong biển mây. Mây bò trên mặt đất (,) tràn vào trong nhà (,) quấn lấy người đi đường.

Luyện tập câu 2 (trang 159, SGK Ngữ văn 6, tập 2)

   Thêm chủ ngữ thích hợp:

a) …, xe máy, xe đạp đi lại nườm nượp.

b) …, hoa lan, hoa cúc, hoa hồng đua nhau nở rộ.

c) …, vườn nhãn, vườn táo xum xuê, trĩu quả.

Luyện tập câu 3 (trang 159, SGK Ngữ văn 6, tập 2)

    Thêm vị ngữ:

a) Những chú chim bói cá thu mình, lim dim ngủ.

b) Mỗi dịp về quê, tôi đều chơi thả diều, đá bóng cùng các bạn hàng xóm.

c) Lá cọ dài, tròn, xòe như cánh quạt.

d) Dòng sông quê tôi uốn lượn, xanh mát.

Luyện tập câu 4 (trang 159, SGK Ngữ văn 6, tập 2)

  Cách dùng dấu phẩy của tác giả tạo thành nhịp điệu cân đối, diễn tả sự vận hành đều đặn, chậm rãi, kiên nhẫn của chiếc cối xay. 


Giải các môn học khác

Bình luận

Bài 1

Bài 2

Bài 3

Bài 4

Bài 5

Bài 6

Bài 7

Bài 8

Bài 9

Bài 10

Bài 11

Bài 12

Bài 13

Bài 14

Bài 15

Bài 16

Bài 17

Bài 18

Bài 19

Bài 20

Bài 21

Bài 22

Bài 23

Bài 24

Bài 25

Bài 26

Bài 27

Bài 28

Bài 29

Bài 30

Bài 31

Bài 32

Bài 33

Bài 34