Cây tre Việt Nam

Bài soạn văn siêu ngắn Cây tre Việt Nam, Bài 26, Soạn văn 6 siêu ngắn, tập 2

ND chính

Cây tre là người bạn thân thiết lâu đời của người nông dân và nhân dân Việt Nam. Với vẻ đẹp bình dị và nhiều phẩm chất quý báu, cây tre đã thành một biểu tượng của đất nước Việt Nam, dân tộc Việt Nam.

Bố cục

- Phần 1 (từ đầu đến tiếng hát giữa trời cao của trúc của tre) : cây tre là bạn thân của người nông dân và của nhân dân Việt Nam

Bài Tập / Bài Soạn: 

Câu 1 (trang 99, SGK Ngữ văn 6, tập 2)

- Đại ý của bài văn: Cây tre là người bạn thân thiết lâu đời của nông dân và nhân dân Việt Nam, cây tre có vẻ đẹp bình dị và nhiều phẩm chất quý báu

- Bố cục: 4 đoạn

+ Đoạn 1 (Từ đầu … đến "chí khí như người"): Giới thiệu chung về cây tre.

+ Đoạn 2 (Tiếp theo … đến "chung thủy"): Tre gắn bó với con người trong cuộc sống, lao động, sản xuất.

+ Đoạn 3: (Tiếp theo … đến "tre, anh hùng chiến đấu"): Tre sát cánh với con người trong cuộc chiến đấu bảo vệ quê hương, đất nước.

Câu 2 (trang 99, SGK Ngữ văn 6, tập 2)

a) Những hình ảnh, chi tiết thể hiện sự gắn bó của tre với con người trong lao động và cuộc sống hàng ngày:

- Bóng tre trùm lên làng bản, thôn xóm.

- Tre là cánh tay của người nông dân.

- Tre là người nhà.

- Tre là tình cảm trai gái, là đồ chơi con trẻ, là nguồn vui tuổi già.

- Tre với người sống chết có nhau, chung thủy.

- Tre là người đồng cam cộng khổ chiến đấu.

b) Giá trị của các phép nhân hóa đã được sử dụng để nói về cây tre và sự gắn bó của cây tre với người:

Câu 3 (trang 99, SGK Ngữ văn 6, tập 2)

   Ở đoạn kết tác giả đã hình dung về vị trí của cây tre trong tương lai khi đất nước ta đi vào công nghiệp hóa:

- Trên đường ta dấn bước tre vẫn là bóng xanh mát.

- Tre vẫn mang khúc nhạc tâm tình, vẫn tạo nên cổng chào thắng lợi, vẫn tạo nên những chiếc đu tre ngày hội xuân.

- Tre gắn bó với đời sống nghĩa tình và cho người Việt Nam thời hiện đại những giá trị tinh thần truyền thống, tre mãi là biểu tượng cho dân tộc Việt Nam.

Câu 4 (trang 99, SGK Ngữ văn 6, tập 2)

- Bài văn miêu tả cây tre với nhiều phẩm chất tốt đẹp:

+ Dáng tre vươn mộc mạc, màu tre tươi nhũn nhặn,... tre lớn lên, cứng cáp, dẻo dai, vững chắc.

+ Tre trông thanh cao, giản dị, chí khí như người.

+ Tre thẳng thắn, bất khuất.

+ Ta kháng chiến, tre lại là đồng chí chiến đấu của ta.

+ Tre vốn cùng ta làm ăn, lại vì ta mà cùng ta đánh giặc.

- Cây tre là tượng trưng cao quý của dân tộc Việt Nam vì: những phẩm chất mà cây tre mang cũng là những phẩm chất của con người Việt Nam đáng tự hào ca ngợi.

Luyện tập câu hỏi (trang 100, SGK Ngữ văn 6, tập 2)

Tre già măng mọc.

(Tục ngữ)

Nòi tre đâu chịu mọc cong

Chưa lên đã nhọn như chông lạ thường.

(Nguyễn Duy)

Làng tôi xanh bóng tre, từng tiếng chuông ban chiều,

Tiếng chuông nhà thờ rung ...

(Văn Cao)

Làng tôi sau luỹ tre mờ xa

Tình quê yêu thương những nếp nhà.

(Hồ Bắc)

Đêm trăng thanh anh mới hỏi nàng

Tre non đủ lá đan sàng nên chăng?

(Ca dao)

Quê hương tôi có con sông xanh biếc,

Nước gương trong soi tóc những hàng tre.

(Tế Hanh)


Giải các môn học khác

Bình luận

Bài 1

Bài 2

Bài 3

Bài 4

Bài 5

Bài 6

Bài 7

Bài 8

Bài 9

Bài 10

Bài 11

Bài 12

Bài 13

Bài 14

Bài 15

Bài 16

Bài 17

Bài 18

Bài 19

Bài 20

Bài 21

Bài 22

Bài 23

Bài 24

Bài 25

Bài 26

Bài 27

Bài 28

Bài 29

Bài 30

Bài 31

Bài 32

Bài 33

Bài 34