Con hổ có nghĩa

Bài soạn văn siêu ngắn Con hổ có nghĩa, Bài 14, Soạn văn 6 siêu ngắn, tập 1

Bố cục

Phần 1: Đoạn 1: Con hổ đối với bà Trần

Phần 2: Đoạn 2: Con hổ có nghĩa với người kiếm củi.

Tóm tắt

      Bà Trần một đêm nọ được hổ đực bắt đi đỡ đẻ cho hổ cái. Bà đỡ đẻ xong thì được hổ đực trả một cục bạc. Nhờ cục bạc mà bà thoát khỏi nạn đói khủng khiếp. Người kiếm củi tên mỗ đã giúp hổ lấy khúc xương bò mắc trong họng. Từ đó hổ hay mang thịt đến cho bác. Khi bác chết hổ đến mộ nhảy nhót rồi năm nào cũng mang dê nai đến mộ bác vào ngày giỗ.

Bài Tập / Bài Soạn: 

Câu 1 (trang 144 Ngữ Văn 6 Tập 1)

- Văn bản này thuộc thể loại truyện trung đại.Truyện con hổ có nghĩa có 2 đoạn:

     + Đoạn 1 kể về con hổ với bà Trần.

     + Đoạn 2 kể về con hổ với người kiếm củi.

Câu 2 (trang 144 Ngữ Văn 6 Tập 1)

- Biện pháp bao trùm lên toàn bộ câu chuyện là biện pháp nhân hóa-Con hổ được nhân hóa có suy nghĩ, hành động và tình nghĩa như con người: trả ơn.

- Dựng lên truyện con hổ có nghĩa là dụng ý của tác giả khi nói về con người. Con hổ là loài cầm thú hung dữ và không có tình người nhưng ở đây con hổ có tình nghĩa như con người-> tác giả nói về cách sống và ứng xử của con người.

Câu 3 (trang 144 Ngữ Văn 6 Tập 1)

- Với bà Trần: Con hổ đón bà đi đỡ đẻ, ân cần trả ơn bà rồi đưa bà về.

- Với bác tiều: Con hổ trả ơn từ khi bác còn sống đến khi bác chết. Khi bác chết, chỉ có con hổ đến bên mộ bác vào ngày giỗ.

- Trong mỗi truyện chi tiết khiến ta cảm thấy thú vị đó là sự trả ơn của hổ và sự hiền lành của con hổ” nằm phục xuống”,” hổ mừng rỡ khi hổ cái đẻ xong”

- Truyện con hổ với bác tiều có thêm ý nghĩa với bà Trần ở chỗ: Tình nghĩa của con hổ với bác tiều là bất diệt, là vĩnh viễn, suốt đời, chứ không trả nghĩa một lần: Hổ trả ơn bác từ khi sống đến khi mất.

Câu 4 (trang 144 Ngữ Văn 6 Tập 1)

- Truyện con hổ có nghĩa đề cao ân nghĩa trọng đạo làm người.

- Truyện khuyến khích con người ta cần phải biết giúp đỡ nhau trong hoạn nạn.


Giải các môn học khác

Bình luận

Bài 1

Bài 2

Bài 3

Bài 4

Bài 5

Bài 6

Bài 7

Bài 8

Bài 9

Bài 10

Bài 11

Bài 12

Bài 13

Bài 14

Bài 15

Bài 16

Bài 17

Bài 18

Bài 19

Bài 20

Bài 21

Bài 22

Bài 23

Bài 24

Bài 25

Bài 26

Bài 27

Bài 28

Bài 29

Bài 30

Bài 31

Bài 32

Bài 33

Bài 34