Phép nhân

Lý thuyết và bài tập bài Phép nhân, chương V, Toán 5

Phép nhân các số tự nhiên, phân số, số thập phân đều có các tính chất sau:

Tính chất giao hoán:                

             \(a \times  b =  b \times a\)

Tính chất kết hợp:                    

             \((a \times b) \times c = a \times (b \times c) \)

Nhân một tổng với một số:        

             \((a + b) \times c = a \times c + b \times c \)

Phép nhân có thừa số bằng \(1\):    

             \( 1 \times a = a \times 1 =  a\)

Bài Tập / Bài Soạn: 

Bài 1 trang 162 (Phép nhân) sách giáo khoa Toán 5

Đề bài

Tính:

a) \(4802 × 324 ;\)                   \(6120 × 205 ;\)

b) \(\dfrac{4}{17} × 2 ;\)                         \(\dfrac{4}{7} × \dfrac{5}{12}\) ;

c) \(35,4 × 6,8 ;\)                    \(21,76 × 2,05 .\)

Phương pháp giải - Xem chi tiết

- Muốn nhân hai số tự nhiên ta đặt tính rồi tính sao cho các chữ số ở cùng một hàng thì thẳng cột với nhau, sau đó nhân theo thứ tự từ phải sang trái.

- Muốn nhân hai phân số ta lấy tử số nhân với tử số, mẫu số nhân với mẫu số.

Bài 2 trang 162 (Phép nhân) sách giáo khoa Toán 5

Đề bài

Tính nhẩm:

a) \(3,25 × 10\)                                              \(3,25 × 0,1\)

b) \(417,56 \times 100\)                             \(417,56 \times 0,01\)

c) \(28,5 \times 100\)                                     \(28,5 \times 0,01\)

Phương pháp giải - Xem chi tiết

- Muốn nhân một số thập phân với \(10, 100, 1000, ...\) ta chỉ việc chuyển dấu phẩy của số đó lần lượt sang bên phải một, hai, ba, ... chữ số.

Bài 3 trang 162 (Phép nhân) sách giáo khoa Toán 5

Đề bài

Tính bằng cách thuận tiện nhất:

a) \(2,5 × 7,8 × 4 ;\)

b) \(0,5 × 9,6 × 2 ;\)

c) \(8,36 × 5 × 0,2 ;\)

d) \(8,3 × 7,9 + 7,9 × 1,7.\)

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Áp dụng các tính chất của phép nhân như:

Tính chất giao hoán:    \(a × b =  b × a\)

Tính chất kết hợp:       \((a × b) × c = a × (b × c)\)

Nhân một tổng với một số:      \((a + b) × c = a × c + b × c.\)

Lời giải chi tiết

a) \(2,5 × 7,8 × 4 = (2,5 × 4) × 7,8\) \( = 10 × 7,8 = 78  ;\)

Bài 4 trang 162 (Phép nhân) sách giáo khoa Toán 5

Đề bài

Một ô tô và một xe máy khởi hành cùng một lúc và đi ngược chiều nhau. Ô tô đi từ \(A\) với vận tốc \(48,5\)km/giờ, xe máy đi từ \(B\) với vận tốc \(33,5\) km/giờ. Sau \(1\) giờ \(30\) phút ô tô và xe máy gặp nhau tại \(C\). Hỏi quãng đường \(AB\) dài bao nhiêu ki-lô-mét?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Theo đề bài ta có chuyển động của hai xe là chuyển động ngược chiều nhau và xuất phát cùng lúc. Do đó, để giải bài này ta có thể làm như sau:

- Tính tổng vận tốc của hai xe.


Giải các môn học khác

Bình luận

Chương I. ÔN TẬP VÀ BỔ SUNG VỀ PHÂN SỐ. GIẢI TOÁN LIÊN QUAN ĐẾN TỈ LỆ. BẢNG ĐƠN VỊ ĐO DIỆN TÍCH

CHƯƠNG II: SỐ THẬP PHÂN. CÁC PHÉP TÍNH VỚI SỐ THẬP PHÂN

ĐỀ THI HỌC KÌ 1 - TOÁN 5

CHƯƠNG III: HÌNH HỌC

CHƯƠNG IV: SỐ ĐO THỜI GIAN, CHUYỂN ĐỘNG ĐỀU

CHƯƠNG V: ÔN TẬP

ĐỀ THI HỌC KÌ 2 - TOÁN 5