Miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự

Bài soạn văn siêu ngắn Miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự, Tuần 7, Soạn văn 10 siêu ngắn, tập 1

Phần I

1.

Miêu tả là dùng ngôn ngữ hoặc một phương tiện nghệ thuật khác làm cho người nghe/đọc/xem có thể hình dung ra sự việc/hiện tượng/con người hiện lên sinh động, chân  thực như đang ở trước mắt.

- Biểu cảm là bộc lộ tình cảm chủ quan của bản thân trước sự việc/sự việc/hiện tượng/con người trong đời sống.

2.

- Trong văn bản tự sự, miêu tả và biểu cảm chỉ nhằm mục đích giúp việc tự sự được cụ thể, sinh động, lí thú hơn.

Bài Tập / Bài Soạn: 

Luyện tập câu 1 (trang 76 SGK Ngữ văn 10 tập 1)

Nhận xét về vai trò của các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong:

a. Một đoạn trích tự sự đã học ở lớp 10 (HS tự chọn và phân tích)

b. Đoạn trích từ truyện ngắn Lẵng quả thông của Pau-tốp-xki:

+ Đoạn trích nhằm mục đích kể về việc Gri-gơ gặp em bé con ông gác rừng.

+ Yếu tố miêu tả giúp người đọc như đang tận mắt chứng kiến bức tranh tuyệt đẹp về mùa thu vàng trên vùng rừng núi phương Bắc xa xôi. Yếu tố biểu cảm giúp bộc lộ tình yêu thiết tha dành cho cuộc đời thơ mộng đến diệu kì này.

Luyện tập câu 2 (trang 76 SGK Ngữ văn 10 tập 1)

Viết bài văn tự sự có dùng miêu tả và biểu cảm kể về một chuyến đi đem lại nhiều cảm xúc (HS tự lựa chọn đề tài và thực hành viết bài tự sự có dùng miêu tả, biểu cảm hợp lí).

Gợi ý:

- Sử dụng yếu tố miêu tả:

   + Tả về cảnh vật, sự vật trong chuyến đi.

   + Tả người bạn đồng hành.

   + Tả con đường.

- Sử dụng yếu tố biểu cảm để thể hiện tình cảm:

   + Tình cảm chung về chuyến đi.

   + Tình cảm về con người.

   + Tình cảm thiên nhiên.


Giải các môn học khác

Bình luận

Tuần 1

Tuần 2

Tuần 3

Tuần 4

Tuần 5

Tuần 6

Tuần 7

Tuần 8

Tuần 9

Tuần 10

Tuần 11

Tuần 12

Tuần 13

Tuần 14

Tuần 15

Tuần 16

Tuần 17

Tuần 18

Tuần 19

Tuần 20

Tuần 21

Tuần 22

Tuần 23

Tuần 24

Tuần 25

Tuần 26

Tuần 27

Tuần 28

Tuần 29

Tuần 30

Tuần 31

Tuần 32

Tuần 33

Tuần 34

Tuần 35