Nỗi oán của người phòng khuê

Bài soạn văn siêu ngắn Nỗi oán của người phòng khuê, Tuần 17, Soạn văn 10 siêu ngắn, tập 1

ND chính

Nhà thơ mượn tâm trạng của người chinh phụ để thông qua đó lên án chiến tranh phi nghĩa gây đau thương, mất mát cho mọi gia đình, tinh yêu, hạnh phúc của bao người.

Bố cục

Bố cục: 2 phần

- 2 câu đầu: Sự hồn nhiên, vô tư của cô gái

- 2 câu cuối: Nỗi niềm của người chinh phụ

 

Bài Tập / Bài Soạn: 

Câu 1 (trang 162 SGK Ngữ văn 10 tập 1)

- Tứ thơ đi theo sự vận động tâm trạng của người thiếu phụ: không biết buồn (câu 1) - vô tư trang điểm và lên lầu ngắm cảnh (câu 2) - bất ngờ nhìn thấy màu dương liễu (câu 3) - hốt hoảng và hối hận vì để chồng ra đi tìm ấn phong hầu.

=> Cấu tứ bài thơ dùng lối phản đề độc đáo, bất ngờ, có sức gợi lớn lao.

Câu 2 (trang 162 SGK Ngữ văn 10 tập 1)

- Màu dương liễu là màu của tuổi xuân, tuổi trẻ cũng là màu của li biệt.

=> Chính bởi ý thức được điều này nên người thiếu phụ cảm thấy hối hấn khi đã để chồng đi kiếm tước hầu. Từ suy nghĩ ấy, người thiếu phụ oán thán ấn phong hầu, căm ghét chiến tranh phi nghĩa.

Câu 3 (trang 162 SGK Ngữ văn 10 tập 1)

- Bài thơ tiêu biểu cho tinh thần phản đối chiến tranh phi nghĩa của con người thời Đường bởi làm nổi bật được sự ngây thơ của con người khi lao vào cuộc chiến, sự mê muội của con người khi đi tìm hạnh phúc trong cái đích ấn phong hầu và diễn tả tài tình sự đổ vỡ tâm hồn, sự hối hận thảng thốt cùng bi kịch của biết bao người thiếu phụ bất hạnh và những tướng lĩnh hi sinh cuộc đời vì chiến tranh phi nghĩa, vô nghĩa. 


Giải các môn học khác

Bình luận

Tuần 1

Tuần 2

Tuần 3

Tuần 4

Tuần 5

Tuần 6

Tuần 7

Tuần 8

Tuần 9

Tuần 10

Tuần 11

Tuần 12

Tuần 13

Tuần 14

Tuần 15

Tuần 16

Tuần 17

Tuần 18

Tuần 19

Tuần 20

Tuần 21

Tuần 22

Tuần 23

Tuần 24

Tuần 25

Tuần 26

Tuần 27

Tuần 28

Tuần 29

Tuần 30

Tuần 31

Tuần 32

Tuần 33

Tuần 34

Tuần 35