Tóm tắt văn bản thuyết minh

Bài soạn văn siêu ngắn Tóm tắt văn bản thuyết minh, Tuần 25, Soạn văn 10 siêu ngắn, tập 2

I. Mục đích, yêu cầu tóm tắt văn bản thuyết minh.

- Tóm tắt văn bản thuyết minh là dùng lời văn của mình giới thiệu một cách ngắn gọn những nội dung chính của văn bản trong quá trình thuyết minh.

- Mục đích:

   + Hiểu và ghi nhớ những nội dung cơ bản của bài văn.

   + Giới thiệu với người khác về đối tượng thuyết minh hoặc về văn bản đó.

- Yêu cầu:

   + Văn bản tóm tắt cần ngắn gọn, rành mạch.

   + Sát với nội dung cơ bản của văn bản gốc.

Bài Tập / Bài Soạn: 

Luyện tập câu 1 (trang 71 SGK Ngữ văn 10 tập 2)

Đọc tiểu dẫn bài “Thơ Hai-cư của Ba-sô” và thực hiện yêu cầu:

a. Đối tượng thuyết minh: nhà thơ Ma-su-ô Ba-sô và thơ hai-cư.

b. Bố cục của văn bản: gồm hai đoạn.

- Đoạn 1: thuyết minh về cuộc đời và sự  nghiệp của nhà thơ Ba-sô.

- Đoạn 2: thuyết minh về thể thơ hai-cư.

 c. Tóm tắt phần thuyết minh về thơ hai-cư

Luyện tập câu 2 (trang 71 SGK Ngữ văn 10 tập 2)

Đọc văn bản “Đền Ngọc Sơn và hồn thơ Hà Nội” và thực hiện yêu cầu:

a. Văn bản thuyết minh về đền Ngọc Sơn, một thắng cảnh của Hà Nội. So với các văn bản thuyết minh ở trên, điểm khác của văn bản này là:

- Về đối tượng: danh lam thắng cảnh.

- Về nội dung thuyết minh: giới thiệu vị trí, huyền thoại, kiến trúc, giá trị, ý nghĩa của đền và tình yêu, niềm tự hào về thắng cảnh của người viết.

b. Tóm tắt đoạn giới thiệu cảnh Tháp Bút, Đài Nghiên:

Câu 1 (trang 69 - 70 sgk Ngữ văn 10 Tập 2)

Đọc và tóm tắt văn bản “Nhà sàn”

a. Đối tượng thuyết minh: Nhà sàn.

- Đại ý: bài văn thuyết minh về kiến trúc, nguồn gốc và những tiện ích của nhà sàn.

b. Bố cục: 3 phần

   + Phần 1: (từ đầu… văn hóa cộng đồng) nêu định ngĩa và mục đích sử dụng của nhà sàn.

   + Phần 2: (tiếp đến… nhà sàn) thuyết minh về cấu tạo, nguồn gốc và công dụng của nhà sàn.

   + Phần 3: (còn lại) đánh giá, ngợi ca vẻ đẹp của nhà sàn.

c. Văn bản tóm tắt (mẫu):

Câu 2 (trang 69 - 70 sgk Ngữ văn 10 Tập 2)

Cách tóm tắt văn bản thuyết minh 4 bước:

Bước 1: Xác định mục đích – yêu cầu.

Bước 2: Đọc văn bản gốc để tìm bố cục, dữ liệu (có thể gạch dưới những ý quan trọng lướt qua những tư liệu, số liệu không quan trọng).

Bước 3: Diễn đạt các nội dung tóm tắt thành câu, đoạn và bài đáp ứng yêu cầu của văn bản.

Bước 4: Kiểm tra lại.


Giải các môn học khác

Bình luận

Tuần 1

Tuần 2

Tuần 3

Tuần 4

Tuần 5

Tuần 6

Tuần 7

Tuần 8

Tuần 9

Tuần 10

Tuần 11

Tuần 12

Tuần 13

Tuần 14

Tuần 15

Tuần 16

Tuần 17

Tuần 18

Tuần 19

Tuần 20

Tuần 21

Tuần 22

Tuần 23

Tuần 24

Tuần 25

Tuần 26

Tuần 27

Tuần 28

Tuần 29

Tuần 30

Tuần 31

Tuần 32

Tuần 33

Tuần 34

Tuần 35