Nội dung và hình thức của văn bản văn học

Bài soạn văn siêu ngắn Nội dung và hình thức của văn bản văn học, Tuần 32, Soạn văn 10 siêu ngắn, tập 2
Bài Tập / Bài Soạn: 

Câu 1 (trang 130 SGK Ngữ văn 10 tập 2)

- Đề tài của văn bản văn học là lĩnh vực đời sống được nhà văn nhận thức, lựa chọn, khái quát, bình giá và thể hiện trong văn bản.

- Ví dụ:

+ Bài thơ “Đồng chí” viết về đề tài người lính trong kháng chiến chống Pháp.

+ Truyện ngắn “Làng” (Kim Lân) viết về đề tài người nông dân trong đời sống tản cư thời kì trước cách mạng tháng Tám.

Câu 2 (trang 130 SGK Ngữ văn 10 tập 2)

Chủ đề là vấn đề cơ bản được nêu ra trong tác phẩm, thể hiện điều quan tâm cũng như chiều sâu nhận thức của nhà văn đối với cuộc sống.

- Ví dụ:

+ Bài thơ “Đồng chí” viết về chủ đề tình cảm đồng chí đáng quý giữa những người lính nông dân trong đời sống kháng chiến nhiều gian khổ.

+ Truyện ngắn “Làng” viết về tình yêu làng và lòng trung thành với cách mạng của người nông dân.

Câu 3 (trang 130 SGK Ngữ văn 10 tập 2)

Cảm hứng và tư tưởng trong VBVH có mối quan hệ chặt chẽ, hỗ trợ lẫn nhau:

- Nhờ cảm hứng nghệ thuật, người đọc cảm nhận được tư tưởng một cách dễ dàng hơn, lay động hơn và khắc sâu hơn.

- Nhờ tư tưởng, cảm hứng nghệ thuật đi vào chiều sâu, để lại ấn tượng mạnh mẽ và suy ngẫm sâu xa trong tâm trí người đọc.

Câu 4 (trang 130 SGK Ngữ văn 10 tập 2)

Ý nghĩa quan trọng của nội dung và hình thức văn bản văn học:

- Ý nghĩa của nội dung và hình thức VBVH: Nội dung nhân văn, dân chủ và những tư tưởng sâu sắc giúp nâng cao phẩm chất, hoàn thiện tâm hồn con người. Hình thức vừa giúp chuyển tải nội dung vừa đem lại rung cảm thẩm mĩ cho người đọc. Tóm lại, nội dung và hình thức có ý nghĩa quan trọng giúp VBVH thực hiện các chức năng như nhận thức, giáo dục, thẩm mĩ, giao tiếp…

Luyện tập câu 1 (trang 130 SGK Ngữ văn 10 tập 2)

So sánh đề tài của “Tắt đèn” (NTT) và “Bước đường cùng” (NCH):

- Điểm giống: đều viết về đời sống lầm than của người nông dân thời kì trước CMT8.

- Điểm khác:

+ “Tắt đèn”: quan tâm phản ánh nỗi khổ của người nông dân trong nạn sưu thuế tàn bạo của bọn thực dân phong kiến.

+ “Bước đường cùng”: quan tâm phản ánh nỗi khổ của người nông dân dưới ách bóc lột và những thủ đoạn xảo trá của bọn địa chủ cường hào.

Luyện tập câu 2 (trang 130 SGK Ngữ văn 10 tập 2)

Phân tích tư tưởng trong bài thơ “Mẹ và quả” (Nguyễn Khoa Điềm):

- Bài thơ viết về tình mẫu tử, một đề tài quen thuộc trong thơ ca nhưng được thể hiện mới mẻ, độc đáo qua lời thơ của Nguyễn Khoa Điềm và bộc lộ những tư tưởng sâu xa:

+ Từ chuyện trồng cây hái quả, nhà thơ gợi đến chuyện “trồng người”, sinh thành dưỡng dục cao cả của mẹ đối với con.

+ Cảm động, biết ơn, ca ngợi tâm huyết và công lao trời bể của người mẹ đối với những đứa con.


Giải các môn học khác

Bình luận

Tuần 1

Tuần 2

Tuần 3

Tuần 4

Tuần 5

Tuần 6

Tuần 7

Tuần 8

Tuần 9

Tuần 10

Tuần 11

Tuần 12

Tuần 13

Tuần 14

Tuần 15

Tuần 16

Tuần 17

Tuần 18

Tuần 19

Tuần 20

Tuần 21

Tuần 22

Tuần 23

Tuần 24

Tuần 25

Tuần 26

Tuần 27

Tuần 28

Tuần 29

Tuần 30

Tuần 31

Tuần 32

Tuần 33

Tuần 34

Tuần 35