Nghị luận xã hội về hành động và cách ứng xử (Phần 2)

Xemloigiai.net giới thiệu các bài văn mẫu cho nghị luận xã hội về hành động và cách ứng xử (Phần 2), Ngữ văn 12 (văn mẫu 12)
Bài Tập / Bài Soạn: 

Suy nghĩ về đức tính tự tin - Ngữ Văn 12

Để có được những sự thành đạt như thế, con người cần có một phẩm chất không kém phần quan trọng ở thời đại này, đó chính là sự tự tin. Vậy sự tự tin là gì và nó có tầm quan trọng như thế nào trong cuộc sống mỗi con người?

Anh (chị) hãy viết một bài văn nghị luận trình bày ý kiến của mình về ý nghĩa của câu tục ngữ: "Hợp quần gây sức mạnh" - Ngữ Văn 12

 "Rừng núi dang tay nối lại biển xa, ta đi vòng tay lớn mãi để nối sơn hà...”

Khúc nhạc anh hùng, mạnh mẽ ngân vang, gieo vào lòng em những hân hoan, rộn rã. Em chợt nhận ra trái tim mình đang chan chứa niềm tin vào tình đoàn kết: “Hợp quần gây sức mạnh”

Câu tục ngữ đẹp như một bông hoa nảy nở trên môi trường lao động năm xưa. Trải qua bao thế hệ, bao tháng năm, ý nghĩa câu tục ngữ càng thêm sắc tỏa hương chứa đựng nhiều điều đẹp đẽ.

Anh (chị) hãy bình luận ý kiến sau đây của Lão Tử: "Kẻ biết người là người khôn, kẻ biết mình là người sáng" - Ngữ Văn 12

Ông cha ta thường nói “Ăn thì dễ, ở thì khó”. Thật vậy, trong cuộc sống hàng ngày của chúng la “ăn” thì chỉ là một vấn đề đơn giản, chỉ giải quyết sự đòi hỏi của bao tử, còn mối quan hệ của chúng ta với những người xung quanh trong xã hội để chúng ta sống mới là vấn đề quan trọng, phức tạp. Chính vì vậy mà nhà triết học nổi tiếng của Trung Quốc đã nói: "Kẻ biết người là người khôn, kẻ biết mình là người sáng".

Anh (chị) hãy viết một bài văn nghị luận bàn về vấn đề tôn sư trọng đạo trong truyền thống đạo lí của dân tộc ta - Ngữ Văn 12

Trong đời sống tinh thần của dân tộc ta có những tình cảm đã thành truyền thống trong đạo lí làm người như: tình yêu quê hương, đất nước; lòng hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ; lòng thủy chung, son sắt trong đạo vợ chồng và “tôn sư trọng đạo" cũng là một nét đẹp trong truyền thống đạo lí của con người Việt Nam ta.

Thật vậy, ngày trước người thầy có một vị trí rất quan trọng trong đời sống xã hội. Người thầy đươc mọi người kính trọng và đề cao tuyệt đối: “một chữ cũng thầy, nửa chữ cũng thầy". Và tổ tiên ta đã từng răn dạy:

Muốn sang thì bắc cầu kiều

Nhà văn Đức F.Sile có nói: "Tình yêu là niềm say mê làm cho người khác hạnh phúc". Anh (chị) nghĩ gì về ý kiến đó và về vai trò tình yêu trong cuộc sống con người? - Ngữ Văn 12

Có ai trên đời chưa một lần nếm “trái đắng” của tình yêu, dẫu biết “yêu là chết ở trong lòng một ít" (Xuân Diệu)?

Tình yêu - chỉ hai chữ đơn giản vậy mà đã làm hao tổn bao giấy mực của những nhà văn, những thi sĩ, những triết gia... từ xưa đến nay. Nó đã trở thành đề tài muôn thuở của con người. V.Hugo đã khẵng định: "Tình yêu là bông hoa, cuộc đời là mật ngọt". Vai trò của tình yêu lớn lao như vậy nhưng bản chất của nó là gì? Bàn về vấn đề này, F.Sile - nhà văn Đức thế kỉ XVIII cho rằng: “Tình yêu là niềm say mê làm cho người khác được hạnh phúc”.

Một lần, trả lời câu hỏi của các cô con gái: “Đức tính mà cha quý nhất là gì?". Các Mác đã trả lời bằng hai tiếng “giản dị". Anh (chị) hiểu thế nào về đức tính ấy? - Ngữ Văn 12

ĐỨC TÍNH GIẢN DỊ

Làm người như thế nào là câu hỏi lớn day dứt bao nhiêu thế hệ xưa nay. Câu hỏi của các cô con gái của Các Mác đối với cha mình chính là như thế. Câu hỏi “Đức tính mà cha quý nhất là gì” cũng tức là hỏi cha thích một con người như thế nào, thích sống như thê nào.

Có ý kiến cho rằng: “Có ba điều trong cuộc đời mỗi người, nếu đi qua sẽ không lấy lại được: thời gian, lời nói và cơ hội". Hãy bình luận ý kiến đó - Ngữ Văn 12

Kiếp nhân sinh dài hay ngắn? Làm người khó hay dễ? Có biết bao câu hỏi được mỗi người, tự đặt ra để hỏi mình, có biết bao câu ca, tiếng hát, danh ngôn sâu sắc, lí thú, đã trở thành hành trang vào đời của mỗi người, mỗi chúng ta. Làm sao để sống đẹp, sống tốt, vươn lên làm chủ với ý kiến sau đây:

“Có ba điều trong cuộc đời mỗi người, nếu đi qua sẽ không lấy lại được: thời gian, lời nói và cơ hội”.

Bạn nghĩ như thế nào khi nhà triết học Hi Lạp Dê-nông (346-264 trước Công nguyên) nói với một người bẻm mép: “Chúng ta có hai tai và một mồm để nghe nhiều hơn và nói ít hơn" - Ngữ Văn 12

Ai cũng có mồm để ăn nói, có tai để nghe. Nói như thế nào, nghe như thế nào, là cả một nghệ thuật sống trong giao tiếp hằng ngày, trong ứng xử giữa người với người trong cộng đồng.

Câu nói của nhà triết học Hi Lạp Dê-nông (346-264 trước Công nguyèn) với một người bẻm mép là một lời khuyên sâu sắc để chúng ta ghi lòng và suy nghĩ: “Chúng ta có hai tai và một mồm để nghe nhiều hơn và nói ít hơn”.

Bình luận ý thơ sau đây của nhà thơ Tố Hữu: "Ôi! Sống đẹp là thế nào hỡi bạn?" - Ngữ Văn 12

“Phải sống như thế nào?” là một câu hỏi tự đặt ra, luôn luôn trăn trở với nhiều người trong cuộc sống hằng ngày. Đó là một câu hỏi mà nhiều người trong chúng ta từng phấn đấu thể hiện không mệt mỏi. Thi sĩ Tố Hữu đã từng viết: “Ôi! Sống đẹp là thế nào hỡi bạn ?” Có thể nói đó là một câu thơ hay, một ý thơ đẹp, nhiều gợi mở, từng trở thành hành trang tâm hồn của bao bạn trẻ ngày nay.

"Phê phán thái độ thờ ơ, ghẻ lạnh đối với con người cũng quan trọng và cần thiết như ca ngợi lòng vị tha, tình đoàn kết". Bạn suy nghĩ như thế nào về ý kiến trên? - Ngữ Văn 12

Trong việc phê phán những thói hư tật xấu, những tư tưởng lạc hậu để xây dựng con người mới, nếp sống văn hóa mới, nhiều người thường nhắc đến câu nói sau đây: “Phê phán thái độ thờ ơ, ghẻ lạnh đối với con người cũng quan trọng và cần thiết như ca ngợi lòng vị tha, tình đoàn kết”.

Trước hết, phải hiểu đúng nghĩa các từ ngữ: thờ ơ, ghẻ lạnh, lòng vị tha, tình đoàn kết.

Cuốn Từ điển tiếng Việt in năm 2008, Hoàng Phê chủ biên đã giải nghĩa như sau:

Thờ ơ: tỏ ra lạnh nhạt, không hề quan tâm, để ý tới, không hề có chút tình cảm gì.

Bàn luận về: sống, sống có ích, và sống đẹp - Ngữ Văn 12

Đến với núi cao, sông dài, biển rộng là để biết cái hùng vĩ của vũ trụ vô cùng. Đến với cỏ nội hoa ngàn, trăng thanh gió mát, là muốn cảm được cái kì diệu của hóa công, đo được cái trong của hồn mình, bày tỏ được cái chí của đời mình. Khắc đá đề thơ vào vách dộng, lưu bút đến ngàn năm sau, phải là bậc danh sĩ cao khiết ở đời. Tựa như trăng sao vằng vặc vậy. Còn như đúc chuông, tạc tượng, xây chùa dựng am, trồng tháp là sự bày tò cái lòng thành của bậc chân nhân, vĩ nhân.

Bình luận về vấn đề gương, noi gương và nêu gương - Ngữ Văn 12

Gương là một vật dụng, một đồ dùng mà hầu như gia đình nào cũng có, người con gái nào cũng có. Soi gương để điểm trang, để tự ngắm nghía, tự kiểm tra mặt mũi của bản thân hàng ngày. Soi gương trước lúc đi học, đi làm là một thói quen đẹp. một nếp sống đẹp.

Cô thôn nữ soi gương xuống mặt giếng khơi. Chàng trai thợ mộc Thanh Hoa, mài lưỡi rìu, lưỡi bào... để ngắm vuốt. Các tráng sĩ thời xưa vừa mài gươm dưới bóng trăng, vừa ngắm hàm râu én, mày ngài... Ngày nay, trong các siêu thị có bày bán đủ loại gương soi đủ dáng hình kích cỡ... thật đẹp, làm hài lòng các “nữ thượng đế”.

Bình luận về tinh thần dũng cảm của con người - Ngữ Văn 12

Bác Hồ đã dạy thiếu nhi: “Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm”. Đó là ba phẩm chất tốt đẹp cần có của mỗi người, nhất là đối với tuổi trẻ chúng ta.

Trong bài văn này, tôi chỉ bàn về tinh thần dũng cảm, lòng dũng cảm.

Vậy thế nào là dũng cảm? - Trước hết phải hiểu thế nào là dũng? - Dũng là sức mạnh và tinh thần trên hẳn mức bình thường, tạo khả năng đương đầu với sức chống dối, với nguy hiểm để làm nên những việc nên làm. Dũng thường đi đối với trí, để có trí dũng song toàn; cũng trường hợp hữu dũng vô mưu.

Bình luận về đức tính siêng năng cần cù của con người - Ngữ Văn 12

Siêng năng, cần cù là phẩm chất tốt đẹp của người lao động, mà học sinh chúng ta, tuổi trẻ chúng ta phải rèn luyện hằng ngày.

Chăm chỉ làm việc và học hành một cách đều đặn, thường xuyên thì gọi là siêng năng cần cù nghĩa là chăm chi, chịu khó một cách thường xuyên trong bất cứ công việc nào, nhất là trong lao động và học tập.

Một lần, trả lời câu hỏi của các cô con gái: Đức tính mà cha quý nhất là gì? Các Mác đã trả lời bằng hai tiếng: giản dị. Em hiểu thế nào về đức tính ấy? - Ngữ Văn 12

Làm người như thế nào là câu hỏi lớn day dứt bao nhiêu thế hệ xưa nay. Càu hỏi của các cô con gái của Các Mác đối với cha mình chính là như thế. Câu hỏi “Đức tính mà cha quý nhất là gì” cũng tức là hỏi cha thích một con người như thế nào, thích sống như thế nào.

Suy nghĩ về: Tầm quan trọng của sức khỏe đối với mỗi người - Ngữ Văn 12

Sức khỏe là một trạng thái về thể chất của một con người khỏe mạnh, không bị đau yếu. Khi có nó, ta không cảm thấy nó là quý giá nhưng khi ta mất nó, tức là khi ta bị bệnh tật dày vò, ta không còn lành mạnh như trước, ta mới nhận thấy một cách thấm thía và đủ đầy rằng sức khỏe còn hơn tiền bạc, danh vọng mà không có thể lực vật chất, tinh thần nào bằng nó được và chỉ khi đó, ta mới hối tiếc rằng tại sao mình lại có thể đánh mất hoặc bằng lí do này, lí do khác một của cái to lớn nhất trên đời.

Tuân Tử nói: "Người chê ta mà chê phải là thầy của ta, người khen ta mà khen phải là bạn ta, những kẻ vuốt ve, nịnh bợ ta chính là kẻ thù của ta vậy". Suy nghĩ gì về câu nói trên - Ngữ Văn 12

Tuân Tử, còn gọi là Tuân Huống (313-235 trước Công nguyên), nhà triết học, nhà văn lỗi lạc thời Chiến quốc. Ông khuyên phải tích đức, khuyến thiện và được dạy dỗ mới nên người. Ông nói về người thầy, người bạn, kẻ thù trong mối quan hệ xã hội, trong sự giáo dục và giáo dưỡng tâm trí, tâm đức rất hay. Câu nói của ông vẫn được người đời truyền tụng như một cách ngôn, một lời giáo huấn: “Người chê ta mà chê phải là thầy của ta, người khen ta mà khen phải là bạn ta, những kẻ vuốt ve, nịnh bợ chính là kẻ thù của ta vậy”.

Suy nghĩ về câu nói khi nhà triết học Hi Lạp Dê-nông nói với một người bẻm mép: "Chúng ta có hai tai và một mồm để nghe nhiều hơn và nói ít hơn" - Ngữ Văn 12

Ai cũng có mồm để ăn nói, có tai để nghe. Nói như thế nào, nghe như thế nào, là cả một nghệ thuật sống trong giao tiếp hằng ngày, trong ứng xử giữa người với người trong cộng đồng.

Câu nói của nhà triết học Hi Lạp Dê-nông (346-264 trước Công nguyèn) với một người bẻm mép là một lời khuyên sâu sắc để chúng ta ghi lòng và suy nghĩ: “Chúng ta có hai tai và một mồm để nghe nhiều hơn và nói ít hơn”.

Bình luận về danh và thực - Ngữ Văn 12

Danh và thực là hai khái niệm gắn liền với con người và xã hội. Đó cũng là hai phạm trù có mối quan hệ hữu cơ chặt chẽ với nhau. Bàn về danh và thực, có rất nhiều vấn đề khiến chúng ta phải suy ngẫm.

Bình luận về tinh thần dũng cảm - Ngữ Văn 12

Bác Hồ đã dạy thiếu nhi: “Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm”. Đó là ba phẩm chất tốt đẹp cần có của mỗi người, nhất là đối với tuổi trẻ chúng ta.

Trong bài văn này, tôi chỉ bàn về tinh thần dũng cảm, lòng dũng cảm.

Vậy thế nào là dũng cảm? - Trước hết phải hiểu thế nào là dũng? - Dũng là sức mạnh và tinh thần trên hẳn mức bình thường, tạo khả năng đương đầu với sức chống đối, với nguy hiểm để làm nên những việc nên làm. Dũng thường đi đối với trí, để có trí dũng song toàn; cũng trường hợp hữu dũng vô mưu.

Bàn luận về đức tính siêng năng cần cù - Ngữ Văn 12

Siêng năng, cần cù là phẩm chất tốt đẹp của người lao động, mà học sinh chúng ta, tuổi trẻ chúng ta phải rèn luyện hằng ngày.

Chăm chi làm việc và học hành một cách đều đặn, thường xuyên thì gọi là siêng năng cần cù nghĩa là chăm chỉ, chịu khó một cách thường xuyên trong bất cứ công việc nào, nhất là trong lao động và học tập.

Tuổi trẻ học đường suy nghĩ và hành động như thế nào để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông

 Đề bài: Tuổi trẻ học đường suy nghĩ, hành động góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông.

Dàn ý

I. Mở bài:

- Đặt vấn đề: trong nhiều năm trở lại đây, vấn đề tai nạn giao thông đang là điểm nóng thu hút nhiều sự quan tâm của dư luận bởi mức độ thiệt hại mà 1 ấn đề này gây ra.

- Nhận thức: tuổi trẻ học đường - những công dân tương lai của đất nước - cũng phải có những suy nghĩ và hành động để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông.

II. Thân bài:

Một số bài làm tham khảo: Nghị luận xã hội - Ngữ Văn 12

Đề 1:

"Quê hương nếu ai không nhớ

Sẽ không lớn nổi thành người."

(Đỗ Trung Quân)

Hai câu thơ trên gợi cho anh (chị) suy nghĩ gì về tình cảm quê hương?

BÀI LÀM


Giải các môn học khác

Bình luận

Nghị luận xã hội lớp 12

Nghị luận văn học lớp 12

Các dạng bài nghị luận văn học liên hệ, so sánh