Nghị luận xã hội về lý tưởng sống hiện nay

Xemloigiai.net giới thiệu bài văn mẫu về Nghị luận xã hội về lý tưởng sống hiện nay, Ngữ văn 12 (Văn mẫu 12)
Bài Tập / Bài Soạn: 

Bình luận về câu ngạn ngữ Hi Lạp: "Cái rễ của học hành thì cay đắng nhưng quả của nó thì ngọt ngào”.

 Học là quá trình cả đời phân đấu mà bể học là vô tận nên Lê nin đã nói "Học, học nữa, học mãi". Nhưng không phải cứ muốn học thì có thể thành tài ngay được mà trước hết phải vật lộn với muôn vàn khó khăn ban đầu thì từ từ ta mới có thể học lên cao nữa và gặt hái được nhiều thành quả hơn. Chẳng thế mà ngạn ngữ Hi Lạp đã có câu: "Cái rễ của học hành thì cay đắng nhưng quả của nó thì ngọt ngào”

Bàn về lí tưởng sống của thanh niên hiện nay - Ngữ Văn 12

Bức thư cùa một người cha:

"Gửi con gái yêu,

Con năm nay vừa tròn mười tám tuổi. Nụ cười tươi tắn, chiếc răng khểnh, đôi mắt đen huyền. Con là cô công chúa dễ thương nhất thế giới bông hồng đầu tiên mà ba mẹ đã nâng niu chăm sóc mười tám năm nay.

Ba yêu con, yêu nhất là ánh nhìn cương nghị giống ba, nhưng cũng yêu nụ cười trong veo như mẹ. Từ trong nụ cười ấy, ba thấy con gái của ba thật mạnh mẽ và trong sáng. Nó khiến ba tự nhủ phải yêu con, phải bảo vệ con hơn nữa.

Tuổi trẻ và tương lai đất nước - Lạm bàn về chí hướng của tuổi trẻ - Ngữ Văn 12

Tại sao lại là lạm bàn? Không phải là việc của anh sao, người trẻ tuổi. Ngoài anh còn ai có quyền nói lên điều đó nữa? Thế mà lâu nay, vẫn chỉ là thất vọng về anh, một giới trẻ "thiếu lí tưởng” ngập trên phim ảnh và văn học mà không nghe tiếng đáp lại của anh? "Lạm bàn" này chi là vì tôi thấy bé nhỏ không phải trước bất kì ai, mà là trước nỗ lực của bạn bè tôi, những đang vật lộn tìm chí hướng cho thế hệ mình.

"Lao động là một trong những quá trình hình thành và hoàn thiện nhân cách con người" - Ngữ Văn 12

Trong lịch sử phát triển của loài người, bắt đầu từ loài vượn cổ xuất hiện biết cầm nắm, hái lượm dần tiến hoá thành người tinh khôn, người đứng thẳng và đến chúng ta loài người hiện đại. Loài người không ngừng lao động đê sáng tạo chính mình, sử dụng đôi tay đế tạo ra những dụng cụ phục vụ đời sống và tạo ra lửa đế nâu chín thực phẩm, thuần hóa thú nuôi, trồng trọt, cài tạo thiên nhiên, không còn ở những hang hốc mà biết xây dựng nơi trú ngụ.

Nhàn cư vi bất thiện - Ngữ Văn 12

Đề bài

Anh (chị) hiếu như thế nào về câu tục ngữ: "Nhàn cư vi bất thiện" trong cuộc sống ngày nay?

Lời giải chi tiết

1.  Mở bài

Sống ở trên đời phải biết lao động. Lao động để nuôi sống bản thân, nuôi sống gia đình và giúp ích xã hội. Lao động để khẳng định giá trị của bản thân, không lao động, rỗi nghề dễ sinh ra những thói hư tật xấu, nên tục ngữ có câu: “Nhàn cư vi bất thiện".

2. Thân bài

a. Giải thích

Nghị luận xã hội: “Sống, phải học hỏi” - Ngữ Văn 12

Hồ Chủ Tịch, vị lãnh tụ vĩ đại của cách mạng Việt Nam, người là ánh đuốc sáng soi đường trong đêm tối, là niềm tin vững trãi chốn lao tù, là khát vọng, là lương tri của loài người tiến bộ, người còn là một tấm gương tự học và học tập suốt đời. Người đã để lại nhiều câu nói nổi tiếng có giá trị như những lời răn dạy cho con cháu đời sau. Có lẽ không ai là không biết câu: “Học hỏi là một việc phải tiếp tục suốt đời”

Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh - Ngữ Văn 12

1. Mở bài

- Mỗi người phải có nghề đê tự nuôi sông bản thân. Đôi với nghề mà đã chọn thì phải như thế nào?

- Dẫn câu nói.

2. Thân bài

a.Giải thích

- Nghệ là nghề. Nghệ tinh là tinh thông nghề ấy. Như vậy mỗi người phải thông thạo một nghề. Và khi đã tinh thông nghề nghiệp đó rồi thì bản thân người đó sẽ được sung sướng, giá trị người đó sẽ được để cao (thân vinh).

Khoa học mà không có lương tâm chỉ là sự tàn rụi của tâm hồn

I. Mở bài

- Nhân loại như một con người sống mãi và càng ngày càng mở rộng tri thức, nhất là tri thức khoa học, đời sống. Khoa học đã giúp cho loài người đến trình độ văn minh như ngày nay. Đó là điều khẳng định.

- Nhưng ngay từ thế kỉ XVI, một nhà văn, nhà tư tưởng nhân văn nghĩa đã lên tiếng cảnh giác:" Khoa học mà không có lương tâm chi là sự tàn rụi của tâm hồn" (Rabelais)

- Ta hãy bình luận câu nói trên.

II. Thân Bài

1. Giải thích

Nghị luận câu "Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội”

Trong thư gửi thanh niên và nhi đồng toàn quốc nhân dịp Tết Nguyên Đán, chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: ''Một năm khởi đầu từ mùa xuân. Một đời khởi đầu từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội". Theo qui luật tuần hoàn của thiên nhiên, ta thấy mùa xuân vừa là cái kết thúc cho một năm cũ vừa mở đầu một năm mới. Mùa xuân mang lại sự ấm áp, cây cối đâm chồi nảy lộc, tốt tươi đầy sức sống. Và con người thời trai trẻ khi bước vào mùa xuân cũng cảm thấy mình lớn hớn, cơ thể, trí tuệ, tư duy cũng phát triển hơn và cả ước mơ khát vọng của tuổi trẻ cũng tràn đầy mãnh liệt hơn.

Văn hào Nga Lép Tôn-xtôi nói: “Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường. Không có lí tưởng thì không có phương hướng kiên định, mà không có phương hướng thì không có cuộc sống". Phát biểu suy nghĩ của bạn về vấn đề này - Ngữ Văn 12

I. Mở Bài

Một chiếc thuyền sẽ trôi lay lắt trên dòng sông mù sương, chẳng bao giờ có thể tìm được một bến đậu bình an, tươi sáng, nếu không có một bánh lái vững vàng, đúng đắn. Cũng như vậy. một con người sẽ khó có được một cuộc sống có ý nghĩa, đáng tự hào, nếu như thiếu một lí tưởng cao đẹp. Để khẳng định vai trò vô cùng to lớn có ý nghĩa quyết định của lí tưởng đối với một cuộc đời, nhà văn Nga vĩ đại Lép Tôn-xtôi đã nói: “Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường. Không có lí tưởng thì không có phương hướng kiên định, mà không có phương hướng thì không có cuộc sổng".

Bình luận về vấn đề tuổi trẻ phải sống đẹp - Ngữ Văn 12

Tuổi trẻ phải sống đẹp. Đó là một vấn đề rất lí thú, có nhiều ý nghĩa, lúc nào cũng mới mẻ, nhất là trong hoàn cảnh hội nhập, đổi mới của đất nước ta hiện nay.

Tôi quan niệm tuổi trẻ là thế hệ thiếu niên, thanh niên, là lớp người đang học phổ thông và đại học, cao đẳng, đó là lớp người từ 14, 15 đến 30 tuổi.

Bình luận về: sống, sống có ích, và sống đẹp - Ngữ Văn 12

Lòng vui khi nghe suối reo chim hót. Rơi lệ trước nỗi đau của kẻ nghèo hèn, thao thức vì tiếng khóc của cô nhi quả phụ, hân hoan khi nghe trẻ thơ ca hát vui cười. Đau cái đau của người, vui cái vui của thiên hạ.

Suy ngẫm: Đọc sách là tìm đến một thế giới khác - Ngữ Văn 12

Sách là một môn giải trí, xưa nay người ta vẫn nói thế không sai. Nhưng quả là một môn giải trí kì lạ: khác mọi thú vui khác trên đời, nó giải trí bằng cách không để cho ta được yên.

Văn hào Nga Lép Tôn-xtôi nói: "Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường. Không có lí tưởng thì không có phương hướng kiên định, mà không có phương hướng thì không có cuộc sống". Phát biểu suy nghĩ về vấn đề này - Ngữ Văn 12

Một chiếc thuyền sẽ trôi lay lắt trên dòng sông mù sương, chẳng bao giờ có thể tìm được một bến đậu bình an, tươi sáng, nếu không có một bánh lái vững vàng, đúng đắn. Cũng như vậy, một con người sẽ khó có được một cuộc sống có ý nghĩa, đáng tự hào, nếu như thiếu một lí tưởng cao đẹp. Để khẳng định vai trò vô cùng to lớn có ý nghĩa quyết định của lí tưởng đối với một cuộc đời, nhà văn Nga vĩ đại Lép Tôn-xtôi đã nói: “Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường. Không có lí tưởng thì không có phương hướng kiên định, mà không có phương hướng thì không có cuộc sổng".

Trong mắt người khác, bạn có thể thất bại vài ba lần,nhưng với bản thân bạn không được phép yếu mềm, vì đó là thất bại thảm hại nhất - Ngữ Văn 12

Như một bản đàn với nhiều tiết tâu, một bức tranh với sự kết hợp của những mảng màu khác nhau, cuộc sống cũng có lúc thăng trầm, lúc tràn ngập niềm vui khi đong đầy nước mắt, lúc hạnh phúc tột đỉnh, khi lại khổ đau đến tột cùng rạng rỡ với những thành công và cũng không ít lần cay đắng bởi những thất bại. Bởi thế, trong mắt người khác, bạn có thể thất bại vài ba lần nhưng với bản thân bạn không được phép yếu mềm, vì đó là thất bại thảm hại nhất.

"Nếu không.... mục đích tầm thường. ” (Đi-đơ-rô). Em hiểu câu nói trên như thế nào? Câu nói đã gợi cho em những suy nghĩ gì? - Ngữ Văn 12

Trong xã hội. có người công thành danh toại, cũng có kẻ suốt đời lao đao, lận đận chẳng làm nên chuyện gì đáng kể. Có người sống không hề băn khoăn về mục đích sống, tựa như con tàu ra biển không xác định hướng đi, sống không ai biết, chết chẳng ai hay. Lại có người ý đồ thì rất lớn mà sự nghiệp rất nhỏ. Chuyện thành công hay thất bại do rất nhiều nguyên nhân tạo nên, trong đó chủ yêu là tính mục dich. Nhà văn Pháp nổi tiêng Đi-đơ-rô đã nhận xét: Nếu không có mục đích, anh không làm được gì cả. Anh cũng không làm được cái gì vĩ đại nếu như mục đích tầm thường.

Một số bạn trẻ hiện nay vẫn cho rằng: “Chỉ có tiền tài và địa vị thì mới có hạnh phúc". Hãy dùng lập luận bác bỏ để phản bác tư tưởng đó - Ngữ Văn 12

Hạnh phúc là vấn đề luôn được mọi người quan tâm, đặc biệt là thanh niên khi họ bước vào ngưỡng cửa của cuộc sống. Trong nhiều quan niệm về hạnh phúc của họ, có một quan niệm rất cần được trao đổi, làm rõ: “Chỉ có tiền tài và địa vị thì mới có hạnh phúc”.

"Thời gian là vàng bạc, để thời gian đi tức là hủy hoại mình" - Demosthènes. Anh (chị) hãy trình bày những suy nghĩ của mình về ý kiến trên - Ngữ Văn 12

Thời gian luôn trôi chảy, không bao giờ dừng lại. Mọi sự vật đều phai mờ dưới lớp bụi thời gian. Thế mà trong cuộc sống này không ít những con người phung phí thời gian, không biết quý thời gian. Vì vậy mà Demosthènes đã có một câu nói đầy ý nghĩa, có giá trị giáo dục lớn: “Thời gian là vàng bạc, để thời gian đi tức là hủy hoại mình”.

Nghị Luận Xã Hội: Học hỏi là một việc phải tiếp tục suốt đời - Ngữ Văn 12

Hồ Chủ Tịch - vị lãnh tụ vĩ đại của cách mạng Việt Nam, Người là ánh đuốc sáng soi đường trong đêm tối, là niềm tin vững trãi chốn lao tù, là khát vọng, là lương tri của loài người tiến bộ, người còn là một tấm gương tự học và học tập suốt đời. Người đã để lại nhiều câu nói nổi tiếng có giá trị như những lời răn dạy cho con cháu đời sau. Có lẽ không ai là không biết câu: “Học hỏi là một việc phải tiếp tục suốt đời”.

Nghị luận xã hội: Vấn đề lý tưởng sống của thanh niên - Ngữ Văn 12

MB: Ai đã từng biết đến ” thép đã tôi thế đấy ” của văn học Nga hẳn không thể quên câu nói chân thành của chàng trai Paven : ” tôi muốn cống hiến cho cách mạng đến tế bào sống của đời mình”. Đó là một quan niệm cao đẹp về cuộc sống: Sống là phải biết hi sinh và cống hiến. Với thanh niên Việt Nam lẽ sống ấy càng trở lên đúng đắn.

Nghị luận xã hội ‘Lí tưởng là ngọn đèn soi sáng’ - Ngữ Văn 12

Nhà văn Nga Lép Tôn-xtôi đã nói: “Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường. Không có lí tưởng thì không có phương hướng kiên định, mà không có phương hướng thì không có cuộc sống”.

Nhà văn Nga Lép Tôn-xtôi đã nói: “Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường. Không có lí tưởng thì không có phương hướng kiên định, mà không có phương hướng thì không có cuộc sống”. Vậy cuộc sống sẽ ra sao nếu mỗi người không có lí tưởng xác định? Cuộc đời sẽ ra sao nếu mỗi người chỉ sống vì những mục đích không rõ ràng và chỉ cho bản thân mình? 

Về lí tưởng sống của thanh niên ngày nay - Ngữ Văn 12

Bước vào thế kỷ XXI, đất nước ta đang trên đà hội nhập với sự phát triển của thế giới với rất nhiều cơ hội và thử thách được mở ra.Và thanh niên chúng ta, những người chủ tương lai của đất nước phải góp một phần sức cho quê hương của mình Điều đó đòi hỏi chúng ta phải suy nghĩ và xem lại cách sống của mình, và một câu hỏi lớn được đặt ra: Lý tưởng sống của thanh niên ngày nay là gì?

Có người cho rằng: "Sự ham muốn vô độ về tiền bạc sẽ dần đẩy con người đến chỗ sa đọa tâm hồn"

I. Mở bài

- Một câu châm ngôn phương Tây từng nhắc nhở ta: "Tiền bạc không tạo ra hạnh phúc, mà chỉ góp phần vào hạnh phúc" (L’argent ne fait pas le bonheur, mais il y contribue).

- Tuy nhiên trong xã hội ngày nay, một số người vẫn mưu cầu sung sướng, hạnh phúc bằng cách làm bất cứ hành động nào, bất chấp thủ đoạn, để kiếm thật nhiều tiền. Họ cho rằng có tiền sẽ có được mọi thứ, kể cả hạnh phúc mà không ý thức được rằng sự ham muốn vô độ về tiền bạc sẽ đấy họ vào chỗ sa đọa tâm hồn.

- Ta hãy tìm hiểu ý nghĩa câu nói trên, từ đó rút ra bài học cho bản thân

Hạnh phúc nằm trong bản lĩnh sống

Con người khác con vật ở chỗ nó dự phần quyết định vào việc tạo dựng nên nhân cách của nó. Chính vì vậy, một nhà triết học có nói: "Mỗi con vật khi sinh là tất cả những gì mà nó có. Chỉ có con người là ngay từ thuở lọt lòng chẳng là gì cả. Nó phải làm như thế nào thì nó sẽ được trở thành như thế ấy và nó phải tự làm bằng chính tự do của nó. Tôi chỉ có thể trở thành kẻ do chính tôi làm ra"... Câu nói trên chẳng những nêu bật sự khác nhau giữa con người vật mà còn nhấn mạnh tới vai trò con người trong việc hình thành nhân của mình.

Sự sống nảy sinh từ trong cái chết

Triết lý nhà phật có nhắc đến cái gọi là thuyết luân hồi: Một con người, sự vật chết đi sẽ hoá thân, chuyển kiếp sang một kiếp sống mới, dưới một hình hài mới. Bản thân tôi không hoàn toàn tin vào nó, tôi cảm nhận được nó dưới một khía cạnh khác. Đọc "Mùa lạc" của Nguyễn Khải tôi nhận ra được một điều đó: "Sự sống nảy sinh từ trong cái chết, hạnh phúc hiện hình từ trong những hy sinh gian khổ, ở đời này không có con đường cùng, chi có những ranh giới, điều cốt yếu là phải có sức mạnh để bước qua những ranh giới ấy”


Giải các môn học khác

Bình luận

Nghị luận xã hội lớp 12

Nghị luận văn học lớp 12

Các dạng bài nghị luận văn học liên hệ, so sánh