Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh (Tĩnh dạ tứ) - Môn Ngữ Văn - Lớp 7 - Tập 1

Bài soạn siêu ngắn cho Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh (Tĩnh dạ tứ), Bài 10, Soạn văn 7 siêu ngắn, Tập 1

Luyện tập

Có người dịch Tĩnh dạ tứ thành hai câu:

Đêm thu trăng sáng như sương
Lý Bạch ngắm cảnh nhớ thương quê nhà

Dựa vào điều đã phân tích ở trên, em hãy nhận xét về hai câu thơ dịch ấy. Nếu có thể, thử dịch thành bốn câu theo nguyên thể hoặc theo thể thơ lục bát.

Bố cục: 2 phần

- Phần 1 (hai câu đầu): Cảnh đêm thanh tĩnh.

- Phần 2 (hai câu tiếp): Cảm nghĩ của tác giả.

Bài Tập / Bài Soạn: 

Câu 1 trang 124, SGK Ngữ văn 7, tập 1

 Trong bài thơ này, hai câu đầu thiên về tả cảnh, hai câu sau thiên về tả tình.

+ Ở hai câu thơ đầu, dù không trực tiếp tả người, câu thơ vẫn gợi lên trạng thái và tình cảm của con người.

+ Hai câu thơ sau chỉ có ba chữ trực tiếp tả tình “tư cố hương” còn lại đều tả cảnh, tả người.

=> Như vậy tình và cảnh gắn bó: tả cảnh có ngụ tình, tả tình hàm chứa tả cảnh.

Câu 2 trang 124, SGK Ngữ văn 7, tập 1

a) Tác giả sử dụng phép đối ở hai câu cuối:

Ngẩng đầu / nhìn / trăng sáng

Cúi đầu / nhớ / cố hương”.

   Hai câu đối rất chuẩn về mặt từ loại:

+ động từ / động từ (cử đầu – đê đầu), (vọng – tư)

+ tính từ / tính từ (minh – cố)

+ danh từ / danh từ (nguyệt – hương)

b) Phép đối có tác dụng làm cho người đọc thấy được rõ hơn nỗi nhớ quê hương, ánh trăng thấm đẫm buồn của nhà thơ.

Câu 3 trang 124, SGK Ngữ văn 7, tập 1

Bốn động từ “nghi, cử, đê, tư” có tác dụng liên kết, làm cho mạch cảm xúc thống nhất, liền mạch, diễn tả hành động, tâm trạng của nhân vật trữ tình - nhà thơ.


Giải các môn học khác

Bình luận

Bài 1

Bài 2

Bài 3

Bài 4

Bài 5

Bài 6

Bài 7

Bài 8

Bài 9

Bài 10

Bài 11

Bài 12

Bài 13

Bài 14

Bài 15

Bài 16

Bài 17

Bài 18

Bài 19

Bài 20

Bài 21

Bài 22

Bài 23

Bài 24

Bài 25

Bài 26

Bài 27

Bài 28

Bài 29

Bài 30

Bài 31

Bài 32

Bài 33

Bài 34