Sài Gòn tôi yêu - Minh Hương - Môn Ngữ Văn - Lớp 7 - Tập 1

Bài soạn siêu ngắn cho Sài Gòn tôi yêu - Minh Hương, Bài 15, Soạn văn 7 siêu ngắn, Tập 1

Nội dung chính

Văn bản thể hiện tình cảm đậm đà, sâu sắc của Minh Hương với Sài Gòn. Đó là một thành phố trẻ trung, năng động, có nét hấp dẫn về thiên nhiên và khí hậu. Người Sài Gòn có phong cách cởi mở, bộc trực, chân thành, trọng đạo nghĩa.

Bài Tập / Bài Soạn: 

Câu 1 trang 172, SGK Ngữ văn 7, tập 1

Tác giả cảm nhận về Sài Gòn trên các phương diện chính: thiên nhiên, khí hậu, thời tiết, cuộc sống sinh hoạt và phong tục của con người.

Bài tùy bút có bố cục ba đoạn:

- Đoạn 1 (Từ đầu … đến “tông chi họ hàng”): Những ấn tượng chung và tình cảm của tác giả về Sài Gòn

- Đoạn 2 (Tiếp theo … đến “leo lên hơn năm triệu”): Cảm nhận, đánh giá về phong cách người Sài Gòn.

- Đoạn 3 (Phần còn lại): Nhấn mạnh thêm tình yêu của mình đối với Sài Gòn.

Câu 2 trang 172, SGK Ngữ văn 7, tập 1

a) Sự cảm nhận chính xác và tinh tế của nhà văn cho thấy mặt riêng biệt của thiên nhiên khí hậu Sài Gòn:

- Nắng sớm, gió lộng buổi chiều, cơn mưa nhiệt đới ào ào và mau dứt.

- Thời tiết Sài Gòn thay đổi nhanh chóng, đột ngột “trời đang ui ui buồn bã, bỗng nhiên trong vắt lại như thủy tinh”.

b) Tác giả thể hiện tình yêu với Sài Gòn một cách nồng nhiệt, sâu sắc và niềm tự hào về thành phố mến yêu, trẻ hoài, đang độ “nõn nà”.

Câu 3 trang 173, SGK Ngữ văn 7, tập 1

- Nét đặc trưng phong cách của người Sài Gòn: nơi hội tụ của cư dân tứ xứ nhưng đều là người Sài Gòn, con người chân thành, bộc trực, cởi mở, các cô gái có vẻ đẹp tự nhiên, đôn hậu, bất khuất, kiên cường.

- Thái độ, tình cảm của tác giả: qua cách kể, cách tả có thể nhận thấy tình yêu, lòng quý trọng và biết ơn với mảnh đất, với con người Sài Gòn.

Câu 4 trang 173, SGK Ngữ văn 7, tập 1

Đoạn cuối bài đã bày tỏ tình yêu chân thành da diết, sâu đậm với đất, người Sài Gòn, mong ước về tình yêu các bạn trẻ dành cho Sài Gòn của tác giả.

Câu 5 trang 173, SGK Ngữ văn 7, tập 1

Đặc điểm trong nghệ thuật biểu cảm của bài văn:

- Biểu cảm gián tiếp qua miêu tả thiên nhiên, khí hậu, con người Sài Gòn, hồi tưởng kỉ niệm.

- Biểu cảm trực tiếp qua các câu văn cảm thán: Tôi yêu Sài Gòn yêu cả con người nơi đây, Thương mến bao nhiêu....

Luyện tập - Câu 1 trang 173 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1

Bài viết về vẻ đẹp Hà Nội: Hà Nội Phố (Phan Vũ), Một góc chiều của Hà Nội (Nguyễn Duy), Mùa thu Hà Nội (Hoàng Thy)

Luyện tập - Câu 2 trang 173 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1

Gợi ý: HS có thế tham khảo đoạn văn sau:

     Nhà thơ Đỗ Trung Quân trong bài thơ Quê hương đã từng viết:

                            Quê hương là gì hả mẹ

                            Mà cô giáo dạy phải yêu?

                            Quê hương là gì hả mẹ

                            Ai đi xa cũng nhớ nhiều?


Giải các môn học khác

Bình luận

Bài 1

Bài 2

Bài 3

Bài 4

Bài 5

Bài 6

Bài 7

Bài 8

Bài 9

Bài 10

Bài 11

Bài 12

Bài 13

Bài 14

Bài 15

Bài 16

Bài 17

Bài 18

Bài 19

Bài 20

Bài 21

Bài 22

Bài 23

Bài 24

Bài 25

Bài 26

Bài 27

Bài 28

Bài 29

Bài 30

Bài 31

Bài 32

Bài 33

Bài 34