Sông núi nước Nam (Nam quốc sơn hà) - Môn Ngữ Văn - Lớp 7 - Tập 1

Bài soạn siêu ngắn cho Sông núi nước Nam (Nam quốc sơn hà), Bài 5, Soạn văn 7 siêu ngắn, Tập 1

Bố cục2 phần

- Phần 1 (Hai câu đầu): Khẳng định tuyệt đối chủ quyền lãnh thổ.

- Phần 2 (Hai câu cuối): Quyết tâm chống lại những điều phi nghĩa của kẻ thù.

ND chính

Sông núi nước Nam (Nam quốc sơn hà) được coi là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên trong lịch sử khẳng định chủ quyền của Việt Nam. Nổi bật trên tất cả là giọng điệu hùng hồn, đanh thép, thể hiện quyết tâm chiến thắng kẻ thù và niềm tự hào kiêu hãnh của dân tộc ta.

Bài Tập / Bài Soạn: 

Câu 1 trang 64, SGK Ngữ văn 7, tập 1

- Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt (Gồm 4 câu, có bảy chữ ở mỗi câu).

- Quy định về thanh điệu, vần luật: các câu 1, 2, 4 hoặc các câu 2, 4 hiệp vần với nhau ở chữ cuối. Trong bài này, vần “ư” được hiệp ở cả ba câu 1, 2, 4.

Câu 2 trang 64, SGK Ngữ văn 7, tập 1

- Tuyên ngôn độc lập là lời tuyên bố về chủ quyền của đất nước và khẳng định chủ quyền quốc gia.

- Nội dung tuyên ngôn độc lập của bài thơ được thể hiện:

+ Khẳng định nước Nam là của người Nam (2 câu đầu).

+ Kẻ thù không được xâm phạm (2 câu cuối).

Câu 3 trang 64, SGK Ngữ văn 7, tập 1

- Nội dung biểu ý được thể hiện theo bố cục:

+ Hai câu đầu: khẳng định chủ quyền.

+ Hai câu sau: kiên quyết bảo vệ chủ quyền.

- Bố cục của bài thơ rất chặt chẽ, khiến cho những luận cứ đưa ra đều rất thuyết phục.

Câu 4 trang 64, SGK Ngữ văn 7, tập 1

 Ngoài biểu ý, bài Sông núi nước Nam còn biểu cảm. Điều đó không được bộc lộ trực tiếp mà kín đáo qua lời khẳng định, ngôn từ đanh thép, mãnh liệt, quyết tâm.

Câu 5 trang 64, SGK Ngữ văn 7, tập 1

- Qua các cụm từ “tiệt nhiên”, “định phận tại thiên thư”, “hành khan thủ bại hư”, ta thấy bài thơ thể hiện rất rõ giọng điệu hào sảng, đanh thép và đầy uy lực, thể hiện quyết tâm chiến thắng kẻ thù và niềm tự hào kiêu hãnh của dân tộc Việt Nam.

Câu hỏi trang 65, SGK Ngữ văn 7, tập 1

Sở dĩ không nóí “Nam nhân cư”, mà nói “Nam đế cư”, vì nói “Nam đế” là một cách khẳng định đất nước có sông núi bờ cõi riêng, đất nước có chủ quyền. Không có chủ quyền thì không thể có “đế” được. Hơn nữa, xưa kia các vua Tàu chỉ xem nước họ là nước lớn và tự xưng là “đế” còn nước Nam ta cũng như các nước chư hầu chỉ là các nước nhỏ, vua chỉ được gọi là “vương”, vì thế nói “Nam đế” là một cách xem nước ta cũng ngang hàng, cũng có chủ quyền như nước Tàu vậy.


Giải các môn học khác

Bình luận

Bài 1

Bài 2

Bài 3

Bài 4

Bài 5

Bài 6

Bài 7

Bài 8

Bài 9

Bài 10

Bài 11

Bài 12

Bài 13

Bài 14

Bài 15

Bài 16

Bài 17

Bài 18

Bài 19

Bài 20

Bài 21

Bài 22

Bài 23

Bài 24

Bài 25

Bài 26

Bài 27

Bài 28

Bài 29

Bài 30

Bài 31

Bài 32

Bài 33

Bài 34