Thành ngữ - Môn Ngữ Văn - Lớp 7 - Tập 1

Bài soạn siêu ngắn cho Thành ngữ, Bài 12, Soạn văn 7 siêu ngắn, Tập 1

I. THẾ NÀO LÀ THÀNH NGỮ?

1.  Nhận xét thành ngữ lên thác xuống ghềnh:

a)

- Không thể thay một vài từ trong cụm từ bằng những từ khác vì ý nghĩa sẽ trở nên lỏng lẻo.

- Không hoán đổi được vị trí của các từ trong cụm từ vì đây là trật tự từ cố định.

b) Đặc điểm cấu tạo của cụm từ trên là chặt chẽ về thứ tự các từ và nội dung ý nghĩa.

2.

a) Cụm từ lên thác xuống ghềnh có nghĩa là lặn lội, khó khăn, nguy hiểm.

Bài Tập / Bài Soạn: 

Câu 1 trang 145, SGK Ngữ văn 7, tập 1

a)

Sơn hào hải vị: các món ăn, sản phẩm lạ của trên núi, dưới biển.

Nem công chả phượng: món ăn quý hiếm.

b)

Khỏe như voi: rất khỏe.

Tứ cố vô thân: không ai thân thích, ruột thịt.

c) Da mồi tóc sương: da đã có những chấm đồi mồi, tóc đã bạc => chỉ nhan sắc đã thay đổi.

Câu 2 trang 145, SGK Ngữ văn 7, tập 1

Kể vắn tắt:

- Truyền thuyết “Con Rồng cháu Tiên”:

   Lạc Long Quân là người mình rồng sống ở dưới nước. Âu Cơ là con gái thần Nông xinh đẹp. Hai người gặp nhau, yêu nhau và kết duyên thành vợ chồng. Âu Cơ đẻ ra bọc trăm trứng, trăm trứng nở ra 100 người con. Sau đó, vì không quen ở trên cạn, Lạc Long Quân đã chia 50 con ở với Âu Cơ và 50 con ở với Lạc Long Quân. Về sau, cứ hễ có việc gì sẽ giúp nhau.

- Truyện ngụ ngôn “Ếch ngồi đáy giếng”:

Câu 3 trang 145, SGK Ngữ văn 7, tập 1

 Các thành ngữ trọn vẹn:

- Lời ăn tiếng nói.

- Một nắng hai sương.

- Ngày lành tháng tốt.

- No cơm ấm bụng.

- Bách chiến bách thắng.

- Sinh  lập nghiệp.

Câu 4 trang 145, SGK Ngữ văn 7, tập 1

Tìm thêm các thành ngữ:

Nhà tranh vách đất: chỉ sự nghèo nàn.

Ruột để ngoài da: hay quên, vô tâm.

Mèo mù vớ cá rán: sự may mắn bất ngờ có được.

Nước đổ lá khoai: phí công, vô ích.

Ném tiền qua cửa sổ: lãng phí, vô lối.


Giải các môn học khác

Bình luận

Bài 1

Bài 2

Bài 3

Bài 4

Bài 5

Bài 6

Bài 7

Bài 8

Bài 9

Bài 10

Bài 11

Bài 12

Bài 13

Bài 14

Bài 15

Bài 16

Bài 17

Bài 18

Bài 19

Bài 20

Bài 21

Bài 22

Bài 23

Bài 24

Bài 25

Bài 26

Bài 27

Bài 28

Bài 29

Bài 30

Bài 31

Bài 32

Bài 33

Bài 34