Dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy - Môn Ngữ Văn - Lớp 7 - Tập 2

Xemloigiai.net giới thiệu bài soạn siêu ngắn cho Dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy, Bài 29, Soạn văn 7 siêu ngắn, Tập 2
Bài Tập / Bài Soạn: 

Câu hỏi trang 121 SGK Ngữ văn 7, tập 2 - Phần I (Dấu chấm lửng)

1. Chức năng của dấu chấm lửng trong các ví dụ:

a) Biểu thị phần liệt kê tương tự, không viết ra.

b) Tâm trạng lo lắng, hoảng sợ của người nói.

c) Bất ngờ của thông báo.

2. Công dụng của dấu chấm lửng:

- Tỏ ý còn nhiều sự vật, hiện tượng tương tự chưa liệt kê hết.

- Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng.

- Làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ hay hài hước, châm biếm.

Câu hỏi trang 122 SGK Ngữ văn 7, tập 2 - Phần II (Dấu chấm phẩy)

1. Dấu chấm phẩy dùng để:

a) Đánh dấu ranh giới giữa 2 vế của câu ghép.

   Có thể thay bằng dấu phẩy và nội dung của câu không bị thay đổi.

b) Ngăn cách các bộ phận liệt kê có nhiều tầng ý nghĩa phức tạp.

   Không thể thay bằng dấu phẩy vì:

+ Các phần liệt kê sau dấu phẩy không bình đẳng với các phần nêu trên.

+ Nếu thay dễ bị hiểu lầm.

2. Công dụng của dấu chấm phẩy:

- Dùng để đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép có cấu tạo phức tạp.

Câu 1 trang 123 SGK Ngữ văn 7, tập 2 - Phần III (Luyện tập)

 Dấu chấm lửng dùng để:

a) Biểu thị sự sợ hãi, lúng túng.

b) Biểu thị câu nói bị bỏ dở.

c) Biểu thị phần liệt kê không viết ra.

Câu 2 trang 123 SGK Ngữ văn 7, tập 2 - Phần III (Luyện tập)

Công dụng của dấu chấm phẩy trong các ví dụ (a), (b), (c): Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép.

Câu 3 trang 123 SGK Ngữ văn 7, tập 2 - Phần III (Luyện tập)

Tự bao đời nay nhắc tới Huế người ta không thể quên ca Huế trên sông Hương. Sự phong phú đa dạng về các điệu hò: hò đưa linh, hò giã gạo, ..; các điệu lí: lí con sáo, lí hoài nam, ... chính là dấu ấn sâu đậm tạo nên nỗi nhớ nhung trong lòng mỗi người khách thăm Huế. Đến Huế mà không nán lại một đêm để nghe những lời ca tao nhã và đầy quyến rũ ấy thì thật là uổng phí!


Giải các môn học khác

Bình luận

Bài 1

Bài 2

Bài 3

Bài 4

Bài 5

Bài 6

Bài 7

Bài 8

Bài 9

Bài 10

Bài 11

Bài 12

Bài 13

Bài 14

Bài 15

Bài 16

Bài 17

Bài 18

Bài 19

Bài 20

Bài 21

Bài 22

Bài 23

Bài 24

Bài 25

Bài 26

Bài 27

Bài 28

Bài 29

Bài 30

Bài 31

Bài 32

Bài 33

Bài 34