Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê (Hồi hương ngẫu thư) - Môn Ngữ Văn - Lớp 7 - Tập 1

Bài soạn siêu ngắn cho Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê (Hồi hương ngẫu thư), Bài 10, Soạn văn 7 siêu ngắn, Tập 1

Luyện tập

So sánh hai bản dịch thơ : 

   - Giống: đều dịch theo thể lục bát và sát với bản dịch nghĩa.

   - Khác: Bản của Phạm Sĩ Vĩ không có hình ảnh tiêu biểu (trẻ cười), còn bản dịch của Trần Trọng San âm điệu câu cuối không được mềm mềm mại, hơi hụt hẫng.

Bố cục: 2 phần

- Phần 1 (2 câu đầu): Những thay đổi và không thay đổi của con người.

- Phần 2 (2 câu cuối): Tâm trạng nhà thơ khi bị coi là khách ở quê.

Bài Tập / Bài Soạn: 

Câu 1 trang 127, SGK Ngữ văn 7, tập 1

Tiêu đề bài thơ gợi ra hoàn cảnh sáng tác: sau 50 năm trở về thăm quê, tình huống bất ngờ xảy ra: ông bị đám trẻ nhỏ gọi là khách, điều đó khiến ông xót xa cũng là duyên cớ để nhà thơ chắp bút.

- So sánh với bài Tĩnh dạ tứ: ở nơi xa nhà, nhìn trăng sáng mà nhớ quê.

Câu 2 trang 127, SGK Ngữ văn 7, tập 1

- Hai câu đầu đã sử dụng tiểu đối khá chuẩn. Mỗi câu có 2 vế, mỗi bộ phận trong mỗi vế đối nhau rất chỉnh cả lời và ý:

Thiếu tiểu li gia – lão đại hồi,

Hương âm vô cải – mấn mao tồi.

   + Li gia (rời nhà) đối với đại hồi (trở về).

   + Hương âm (giọng quê hương) đối với mấn mao (tóc mai).

   + Thiếu tiểu (lúc nhỏ) đối với lão (về già)

   + Vô cải (không thay đổi) đối với tồi (thay đổi)

Câu 3 trang 127, SGK Ngữ văn 7, tập 1

- Câu 1 là kể khái quát, ngắn gọn quãng đời xa quê, làm nổi bật sự thay đổi vóc dáng, tuổi tác, hé lộ những tình cảm với quê hương của nhà thơ.

- Câu 2 miêu tả về sự thay đổi của mái tóc nhưng giọng quê, tình cảm sâu nặng với quê vẫn vậy.

Câu 4 trang 127, SGK Ngữ văn 7, tập 1

- Giọng điệu của hai câu đầu tuy nói về sự thay đổi của thời gian và của con người nhưng lại đó phảng phất buồn.

- Hai câu sau giọng điệu có chút hóm hỉnh nhưng chứa đựng nỗi buồn trong lòng.


Giải các môn học khác

Bình luận

Bài 1

Bài 2

Bài 3

Bài 4

Bài 5

Bài 6

Bài 7

Bài 8

Bài 9

Bài 10

Bài 11

Bài 12

Bài 13

Bài 14

Bài 15

Bài 16

Bài 17

Bài 18

Bài 19

Bài 20

Bài 21

Bài 22

Bài 23

Bài 24

Bài 25

Bài 26

Bài 27

Bài 28

Bài 29

Bài 30

Bài 31

Bài 32

Bài 33

Bài 34