Tìm hiểu chung về văn nghị luận - Môn Ngữ Văn - Lớp 7 - Tập 2

Xemloigiai.net giới thiệu bài soạn siêu ngắn cho bài Tìm hiểu chung về văn nghị luận, Bài 18, Soạn văn 7 siêu ngắn, Tập 2
Bài Tập / Bài Soạn: 

Câu hỏi trang 7 SGK Ngữ văn 7, tập 2 (Phần I: Nhu cầu nghị luận và văn bản nghị luận)

1. Nhu cầu nghị luận

a) Em có thường gặp các vấn đề và câu hỏi như: Vì sao em đi học?, Theo em như thế nào là sống đẹp?, …

Các câu hỏi tương tự:

- Vì sao em thích đọc sách?

- Suy nghĩ của em về vấn đề trung thực trong thi cử.

- Theo em, thế nào là văn hóa giao thông?

b) Gặp các vấn đề và câu hỏi loại đó, em không thể trả lời bằng các kiểu văn bản đã học như kể chuyện, miêu tả, biểu cảm mà buộc phải dùng lí lẽ, dẫn chứng để giải thích, thuyết phục người khác.

* Lí do:

Câu 1 trang 9 SGK Ngữ văn 7, tập 2 - Phần II: Luyện tập

a) Đây chính là một văn bản nghị luận, vì:

- Vấn đề để nêu ra bàn luận và giải quyết là một vấn đề xã hội: Cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội.

- Để giải quyết vấn đề trên, tác giả đã sử dụng khá nhiều lí lẽ, lập luận và dẫn chứng để trình bày và bảo vệ quan điểm của mình.

b)

- Tác giả đề xuất ý kiến: Cần phân biệt thói quen tốt và thói quen xấu, cần tạo thói quen tốt, khắc phục thói quen xấu từ những việc nhỏ nhất.

Câu 2 trang 10 SGK Ngữ văn 7, tập 2 - Phần II: Luyện tập

Bố cục của bài văn trên:

- Mở bài (Từ đầu … đến “là thói quen tốt”): Nêu và giới thiệu vấn đề.

- Thân bài (Tiếp … đến “rất nguy hiểm”): Tác hại của thói quen xấu.

- Kết bài (Còn lại): Kêu gọi mọi người loại bỏ thói quen xấu và hình thành thói quen tốt để tạo ra nếp sống đẹp, văn minh cho xã hội.

Câu 3 trang 10 SGK Ngữ văn 7, tập 2 - Phần II: Luyện tập

Gợi ý sưu tầm đoạn văn nghị luận:

      “Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng “đẹp”, một thứ tiếng “hay”. Nói thế có nghĩa là nói rằng: tiếng Việt là một thứ tiếng hài hòa vè mặt âm hưởng, thanh điệu mà cũng rất tế nhị, uyển chuyển trong cách đặt câu. Như vậy, tiếng Việt có đầy đủ khả năng để diễn đạt tình cảm, tư tưởng của người Việt Nam và để thỏa mãn cho yêu cầu của đời sống văn hóa nước nhà qua các thời kì lịch sử.”

Câu 4 trang 10 SGK Ngữ văn 7, tập 2 - Phần II: Luyện tập

Đây là văn bản nghị luận vì bàn về 2 cách sống: cách sống cá nhân và cách sống chia sẻ, hòa nhập.

- Cách sống cá nhân: cách sống thu mình, không quan hệ, giao lưu.

- Cách sống chia sẻ, hòa nhập: cách sống mở rộng, chia sẻ với mọi người => tâm hồn con người mới tràn ngập niềm vui.


Giải các môn học khác

Bình luận

Bài 1

Bài 2

Bài 3

Bài 4

Bài 5

Bài 6

Bài 7

Bài 8

Bài 9

Bài 10

Bài 11

Bài 12

Bài 13

Bài 14

Bài 15

Bài 16

Bài 17

Bài 18

Bài 19

Bài 20

Bài 21

Bài 22

Bài 23

Bài 24

Bài 25

Bài 26

Bài 27

Bài 28

Bài 29

Bài 30

Bài 31

Bài 32

Bài 33

Bài 34