Ôn tập phần Văn - Môn Ngữ Văn - Lớp 7 - Tập 2

Xemloigiai.net giới thiệu bài soạn siêu ngắn cho Ôn tập phần Văn, Bài 30, Soạn văn 7 siêu ngắn, Tập 2
Bài Tập / Bài Soạn: 

Câu 1 trang 127 SGK Ngữ văn 7, tập 2

Các văn bản em đã học:

Học kì 1

Học kì 2

1. Cống trường mở ra

2. Mẹ tôi

3. Cuộc chia tay của những con búp bê

4. Những câu hát về tình cảm gia đình

5. Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người

6. Những câu hát than thân

7. Những câu hát châm biếm

8. Nam quốc sơn hà

Câu 2 trang 128 SGK Ngữ văn 7, tập 2

Định nghĩa

Ca dao, dân ca

Những bài thơ, bài hát trữ tình dân gian do quần chúng nhân dân sáng tác, biểu diễn và truyền miệng từ đời này sang đời khác.

Tục ngữ

Những câu nói ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt, được vận dụng vào đời sống, suy nghĩ và lời ăn tiếng nói hằng ngày.

Thơ trữ tình

Câu 3 trang 128 SGK Ngữ văn 7, tập 2

  Những tình cảm, thái độ thể hiện trong ca dao, dân ca:

- Tình cảm gia đình: kính yêu, tự hào, biết ơn,...

- Tình yêu quê hương đất nước: tự hào, ngợi ca,...

- Tình yêu bản thể : nhớ thương, buồn bã, than thân trách phận,...

- Thái độ mỉa mai, châm biếm thói hư tật xấu.

Câu 4 trang 128 SGK Ngữ văn 7, tập 2

 Các câu tục ngữ đã thể hiện những kinh nghiệm:

- Kinh nghiệm tục ngữ về thiên nhiên – thời tiết: thời gian tháng năm và tháng mười; dự đoán nắng, mưa, bão, giông,…

- Kinh nghiệm về lao động sản xuất nông nghiệp: đất đai quý hiếm, kinh nghiệm trồng trọt, chăn nuôi,…

- Kinh nghiệm về con người, xã hội: xem tướng người; học tập thầy, bạn,…

Câu 5 trang 128 SGK Ngữ văn 7, tập 2

  Những giá trị tư tưởng, tình cảm thể hiện trong các bài thơ, đoạn thơ đã học:

- Lòng yêu nước và tự hào dân tộc.

- Ý chí bất khuất, kiên quyết đánh bại quân xâm lược.

- Yêu dân, mong dân không khổ, không đói, nhớ về quê hương,…

- Ca ngợi cảnh đẹp thiên nhiên: Đêm trăng xuân, cảnh khuya,…

- Ca ngợi tình bạn chân thành, tình vợ chồng thủy chung chờ đợi,…

Câu 6 trang 128 SGK Ngữ văn 7, tập 2

   Giá trị chủ yếu về tư tưởng – nghệ thuật của các tác phẩm văn xuôi:

STT

Nhan đề văn bản

Giá trị về nội dung

Giá trị về nghệ thuật

1

Cổng trường mở ra

Thể hiện tấm lòng, tình cảm thiêng liêng của người mẹ đối với con cái.

Câu 7 trang 129 SGK Ngữ văn 7, tập 2

 Những ý kiến về sự giàu đẹp của tiếng Việt:

- Thứ nhất, hệ thống nguyên âm, phụ âm khá phong phú:

+ Nguyên âm: a, ă, â, o, ô, i, …

+ Phụ âm: b, c, k, l, m, n, …

- Thứ hai, giàu thanh điệu:

+ Bằng: huyền, không.

+ Trắc: hỏi, ngã, nặng, sắc.

   Sự phối hợp các nguyên âm – phụ âm, thanh bằng trắc tạo cho câu văn, lời thơ có nhạc điệu trầm bổng du dương, có khi cân đối nhịp nhàng, có khi khúc khuỷu:

   VD: “Mùa xuân, cùng em trên đồi thông,

          Ta như chim bay trên tầng không…”

(Lê Anh Xuân).

Câu 8 trang 129 SGK Ngữ văn 7, tập 2

  Ý nghĩa của văn chương:

- Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và thương muôn vật, muôn loài.

+ “Chinh phụ ngâm khúc” là lòng thương nhớ, mong mỏi chờ đợi người chồng đi chinh chiến xa của người chinh phụ.

+ “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương là tiếng nói cảm thông đối với thân phận người phụ nữ.

- Văn chương sáng tạo ra sự sống, những thế giới khác, những người, những vật khác:

   VD: Thế giới loài vật trong “Dế Mèn phiêu lưu kí” vừa quen vừa lạ, thật hấp dẫn.

Câu 9 trang 129 SGK Ngữ văn 7, tập 2

  Phân tích tác dụng của việc học Ngữ văn lớp 7 theo hướng tích hợp:

- Hiểu kĩ từng phân môn trong mối liên quan chặt chẽ và đồng bộ giữa Văn học, Tiếng Việt và Tập làm văn.

- Nói và viết đỡ lúng túng hơn, ứng dụng ngay những kiến thức, kĩ năng của phân môn này để học phân môn kia.

- Ví dụ:

+ Kĩ năng đưa và trình bày dẫn chứng trong văn bản nghị luận chứng minh qua văn bản chứng minh mẫu mực “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”.

+ Nghệ thuật tả tâm trạng, cảm xúc kết hợp với tả cảnh thiên nhiên trong văn của Thạch Lam, Nguyễn Tuân, …


Giải các môn học khác

Bình luận

Bài 1

Bài 2

Bài 3

Bài 4

Bài 5

Bài 6

Bài 7

Bài 8

Bài 9

Bài 10

Bài 11

Bài 12

Bài 13

Bài 14

Bài 15

Bài 16

Bài 17

Bài 18

Bài 19

Bài 20

Bài 21

Bài 22

Bài 23

Bài 24

Bài 25

Bài 26

Bài 27

Bài 28

Bài 29

Bài 30

Bài 31

Bài 32

Bài 33

Bài 34