Các bài văn mẫu về Nghị luận xã hội lớp 11 (Tiếp)

Xemloigiai.net giới thiệu bài văn mẫu cho Các bài văn mẫu về Nghị luận xã hội lớp 11 (Tiếp), Ngữ văn 11 (văn mẫu 11)
Bài Tập / Bài Soạn: 

Lập luận so sánh

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Khái niệm Lập luận so sánh là một thao tác nhằm đối chiếu hai hay nhiều sự vật hoặc các mặt trong cùng một sự vật. So sánh để thấy sự giống nhau, khác nhau, từ đó mà thấy rõ đặc điểm và giá trị của mỗi sự vật, hiện tượng. So sánh gồm so sánh tương phản và so sánh tương đồng.

2. Tác dụng

Viết đoạn văn lập luận so sánh

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

II. RÈN KĨ NĂNG

1. Vận dụng thao tác lập luận so sánh tương phản

a. Viết đoạn văn trình bày luận điểm: “Biết và hiểu là cần để làm theo, đi theo, nhưng hoàn toàn chưa đủ để khám pha, sáng tạo”.

   Gợi ý:

- “Biết” là nhận thức được vấn đề; “Hiểu” là nắm được bản chất vấn đề.

- Còn “Khám phá” là tìm ra cái mới; “Sáng tạo” là tạo ra cái mới.

- Nhận thức và nắm được bản chất vấn để chỉ đủ để “làm theo, đi theo”, bắt chước những gì con người nắm được.

Luyện tập về hiện tượng tách từ

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

   Từ thường có cấu tạo ổn định, các tiếng trong một từ kết hợp chặt chẽ với nhau. Nhưng khi sử dụng, đối với một số từ đa âm tiết, các tiếng có thể được tách ra theo lối đan xen từ khác vào. Cách tách từ như vậy tạo nhạc điệu cho câu đồng thời nhấn mạnh được nội dung cần làm rõ.

II. RÈN KĨ NĂNG

1. Mặt sao dày gió dạn sương

Thân sao bướm chán ong chường bấy thân

Luyện tập phân tích đề, lập dàn ý cho bài văn nghị luận

 I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Phân tích đề là xác định các vấn đề sau: Nội dung trọng tâm của bài viết

- Các thao tác lập luận chính cần sử dụng: Giải thích, chứng minh, phân tích…; kết hợp các phương thức biểu đạt

Phạm vi tư liệu cần huy động

2. Tìm ý là xác định các ý văn cho bài văn nghị luận

   Có thể thực hiện việc tìm ý bằng cách đặt ra các câu hỏi và tự trả lời rồi từ câu trả lời xác định ý văn. Sau đó, phân loại, sắp xếp tạo thành hệ thống ý lớn, ý nhỏ cho bài viết.

Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Ngôn ngữ chung Ngôn ngữ chung là ngôn ngữ được một cộng đồng xã hội sử dụng thống nhất để giao tiếp.

   Ngôn ngữ chung bao gồm hệ thống các đơn vị, các quy tắc, các chuẩn mực xác định về ngữ âm - chữ viết, từ vựng và ngữ pháp. Mỗi thành viên trong cộng đồng đều cần phải có những hiểu biết nhất định ngôn ngữ chung của cộng đồng, dân tộc thì mới có thể giao tiếp được.

Viết bài tập làm văn số 1 lớp 11

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Khái niệm Nghị luận xã hội lấy đề tài từ các lĩnh vực xã hội, chính trị, đạo đức làm nội dung bàn bạc, nhằm làm sáng rõ cái đúng, sai, tốt, xấu, phải, trái của vấn đề được nêu ra.

   Nội dung cần nghị luận thường được cô đúc trong các câu tục ngữ, danh ngôn hoặc một lời nhận xét khái quát nào đó thể hiện những quan niệm, đánh giá…về các vấn đề của xã hội.

2. Lưu ý khi làm bài văn nghị luận xã hội

Luyện tập về ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

(Xem bài trước)

II. RÈN KĨ NĂNG

1. Phân tích những đoạn và bài thơ sau đây, làm rõ những nét riêng của mỗi tác giả trong việc sử dụng ngôn ngữ để biểu hiện cảnh vật và con người.

a, Hoa dãi nguyệt, nguyệt  in một tấm

   Nguyệt lồng hoa, hoa thắm một bông

   Nguyệt hoa, hoa nguyệt trùng trùng

   Trước hoa dưới nguyệt trong lòng xiết đâu!

(Đoàn Thị Điểm – Bản dịch Chinh phụ ngâm)

b, Gương nga vằng vặc đầy song,

Viết bài tập làm văn số 2 (Nghị luận xã hội)

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

(Xem bài trước)

II. GỢI Ý DÀN BÀI

Đề 1:

   Nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu từng viết “Vì chưng hay ghét cũng là hay thương” (truyện Lục Vân Tiên). Anh (chị) hiểu ý thơ trên như thế nào?

   Hãy viết bài văn bàn về “lẽ ghét thương” trong cuộc sống hàng ngày.

a. Mở bài

- Giới thiệu con người Nguyễn Đình Chiểu.

- Trích dẫn câu thơ thể hiện “lẽ ghét thương” của Nguyễn Đình Chiểu.

b. Thân bài

Nghị luận xã hội chủ đề “Nói không với những tệ nạn xã hội”

 Hiện nay, Việt nam chúng ta đang trên đà phát triển công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Mỗi công dân đều phải có trách nhiệm đối với bản thân cũng như đối với đất nước để góp phần thúc đẩy sự tiến bộ của nước nhà, song song đó việc đẩy lùi tệ nạn xã hội cũng là một trong những tiêu chí phát triển hàng đầu. Một đất nước càng văn minh, hiện đại thì tệ nạn xã hội lại càng phức tạp, càng đáng phải lên án gay gắt.

Suy nghĩ của em về truyền thống “Tôn sư trọng đạo”

Tôn sư trọng đạo” không chỉ là vấn đề đạo đức mà còn là một truyền thống văn hóa vô cùng tốt đẹp của nhân dân ta. Vậy ta hiểu như thế nào về truyền thống đã có từ lâu đời này? “Tôn sư” ở đây chỉ sư tôn trọng, kính yêu người làm nghề dạy học, “trọng đạo” là coi trọng những chuẩn mực đạo đức, những đạo lý làm người

Ý nghĩa của việc tự học

   Học là một hoạt động không thể thiếu đối với tất cả mọi người từ khi sinh ra cho đến suốt cuộc đời. Mỗi người muốn tồn tại phát triển và thích ứng được với xã hội thì cần phải học tập ở mọi hình thức bởi cuộc sống luôn vận động và phát triển không ngừng

   Lê nin từng nói: “Học, học nữa, học mãi”. Câu nói đó luôn có giá trị ở mọi thời đại, đặc biệt trong xã hội ngày nay đang hướng tới nền kinh tế tri thức, nó đòi hỏi mọi người phải vận động để theo kịp sự phát triển của xã hội. Chính vì vậy mà tinh thần tự học có vai trò vô cùng quan trọng .

Văn nghị luận xã hội về tác hại của tệ nạn với đời sống con người

  Trong cuộc sống, bên cạnh nhiều tập quán, thói quen tốt còn có những tập quán, thói quen xấu có hại cho con người và xã hội. Những thói quen xấu có sức quyến rũ ghê gớm như chơi cờ bạc, hút thuốc lá, nghiện ma túy hoặc sách, băng, đĩa có nội dung độc hại, nếu ta không kiên định tự chủ, dần dần sẽ bị nó ràng buộc, chi phối và biến thành nô lệ. Ta gọi chung các thói xấu trên là tệ nạn xã hội.

Nghị luận xã hội “Bàn về sự nhường nhịn”

I/ MỞ BÀI: “Nhịn điều vinh nhục tấm thân yên Nhịn sự hơn thua tránh phiền lụy…” (Trích “Những điều răn của Phật”)

   Từ xưa, đức nhẫn nhịn được các bậc hiền nhân xem là một trong các phương châm xử thế hàng đầu. Nó thể hiện được trí tuệ sáng suốt, tính cách điềm đạm, ý chí bền vững, lòng khoan dung đức tính vị tha của người quân tử. Có biết bao tấm gương để lại cho đời sau về đức tính nhẫn nhịn.

II/ THÂN BÀI:

Bài nghị luận về tôn sư trọng đạo

Nhân dân ta từng có những câu nói vô cùng giản dị mà chứa đựng những ý nghĩa rất sâu sắc về vấn đề Đạo và Thầy. Những câu nói ấy vừa tôn vinh người Thầy, vừa nhắc nhở con người phải biết sống cho phải đạo làm người. Thầy là người vạch đường chỉ lối cho mối người “Không thầy đố mày làm nên”. Vì thế vị trí của người thầy được đặt ngang hàng với vị trí của cha mẹ, “Công cha, nghĩa mẹ, ơn thầy”. Chúng ta vẫn luôn tự nhắc mình: “Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy”.

Nghị luận xã hội về tinh thần tự học

 Ngày nay, khi khoa học kĩ thuật phát triển thì việc học tập cũng phát triển theo. Chính vì vậy giới học sinh chúng ta đã sáng tạo ra rất nhiều cách học nhằm mang lại hiệu quả cao nhất cho bản thân. Nhưng theo tôi: trong học tập, tự học là cách học tốt nhất giúp ta tiến bộ hơn trong khi học. Và khi nói đến vấn đề này, tôi muốn mọi người hiểu được trước nhất là ý nghĩa của việc học rồi mới đến cách tự học. Vậy học là gì?

Nghị luận xã hội về tiền bạc và hạnh phúc

 Có bao giờ bạn tự hỏi: Tiền bạc là gì mà bao kẻ mù quáng theo đuổi, hạnh phúc là gì mà bao người khát khao, hi vọng. Hai điều đó tưởng chừng không gắn bó gì với nhau nhưng lại tạo nên một mối quan hệ chặt chẽ, mật thiết trong cuộc sống.

   Hạnh phúc là cảm giác sung sướng , mãn nguyện vì cảm thấy hoàn toàn đạt được những gì mong muốn, còn tiền bạc là những đồng tiền dùng để chi tiêu và sử dụng. Giữa tiền bạc và hạnh phúc có một mối quan hệ khăng khít với nhau.

Nghị luận xã hội về căn bệnh vô cảm

  Người Việt Nam có truyền thống vô cùng tốt đẹp là “thương người như thế thương thân”, “một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”… Thế nhưng có những cách sống ngày nay đang gặm nhấm những truyền thống tốt đẹp đó. Đi ra đường thấy lũ càn quấy không ai dám ngăn cản, thấy người khác bị đánh không ai dại gì bênh vực… Xã hội mà có nhiều người “không dại gì” như vậy nên người xấu càng được đà làm càn.


Giải các môn học khác

Bình luận

Nghị luận xã hội lớp 11

Tập làm văn lớp 11

Nghị luận văn học lớp 11

Một số tác giả, tác phẩm tham khảo - Ngữ văn 11

Thu vịnh - Nguyễn Khuyến

Chủ nghĩa yêu nước trong văn thơ Nguyễn Đình Chiểu

Ngóng gió đông - Nguyễn Đình Chiểu

Dương phụ hành - Cao Bá Quát

Các bài văn mẫu về Nghị luận xã hội lớp 11

Các bài văn mẫu về Nghị luận xã hội lớp 11 (tiếp)

Thơ duyên - Xuân Diệu