Tổng hợp các bài văn nghị luận về tác phẩm Đây mùa thu tới

Xemloigiai.net giới thiệu bài văn mẫu tổng hợp các bài văn nghị luận về tác phẩm Đây mùa thu tới, Ngữ văn 11 (văn mẫu 11)
Bài Tập / Bài Soạn: 

Phân tích những cảm nhận tinh tế của Xuân Diệu trước thiên nhiên thể hiện trong bài Đây mùa thu tới.

 DÀN BÀI

   Các ý chính:

   Giới thiệu khái quát về Xuân Diệu và bài thơ Đây mùa thu tới.

   1. Với tiêu đề Đây mùa thu tới Xuân Diệu đã cụ thể hỏa bước đi của thời gian, của mùa thu vốn vô hình. Nhà thơ như nhìn thấy mùa thu đang đến. Đây là cách nói của nhà thơ rất nhạy cảm với bước đi của thời gian.

   2. Miêu tả mùa thu, Xuân Diệu không cần đến những công thức ước lệ quen thuộc của thơ ca cổ điển phương Đông mà bắt đầu bức tranh bằng hình ảnh “rặng liễu”.

Bình giảng khổ thơ thứ hai trong Đây mùa thu tới của Xuân Diệu

 Nếu ví Đây mùa thu tới của Xuân Diệu là một bức tranh thu thì bốn khổ thơ có thể coi như bộ tứ bình hợp làm nên kiệt tác ấy. Trong đó, khổ thơ thứ hai tuy chỉ là một mảng nhỏ nhưng là mảng màu đậm nhất, sống động nhất, đã thâu tóm bước đi của mùa thu trong một góc vườn:

   Hơn một loài hoa đã rụng cành

   Trong vườn sắc đỏ rủa màu xanh

   Những luồng run rầy rung rinh lá

   Đôi nhánh khô gầy xương mỏng manh

Vì sao Hoài Thanh nói Xuân Diệu là “mới nhất trong các nhà thơ mới”. Nêu và phân tích những cái mới đó.

NHỮNG Ý CHÍNH

1. Vì sao Hoài Thanh lại nói Xuân Diệu “mới nhất trong các nhà thơ mới”? cần trả lời theo lập luận sau dây:

   Thế nào là “nhà thơ mới”? Đó là các nhà thơ hiện đại của thời đại thi ca mới (1932-1941) lấy cái tôi - cảm xúc của mình làm cảm hứng sáng tác, đối lập với các nhà thơ trung đại của thời đại thi ca cũ thường chỉ viết theo cái ta - đạo lí của xã hội phong kiến.

Phân tích khổ thơ sau trong bài Đây mùa thu tới của Xuân Diệu: Hơn một loài hoa...xương mỏng manh.

 "Thơ thơ" (1938) là tập thơ đầu trong sự nghiệp văn chương của Xuân Diệu, một thi sĩ tài hoa, phong tình trong phong trào "Thơ mới" (1932-1941). Những bài thơ viết về mùa thu của Xuân Diệu trong "Thơ thơ” thật đẹp mà buồn, một nỗi buồn trong sáng, thơ mộng, thoáng cô đơn lẻ loi. Bên cạnh hình ảnh thiếu nữ đa tình, giai nhân lẻ bóng, cảnh sắc mùa thu được nhà thơ cảm nhận và diễn đạt mới mẻ, phong tình, hào hoa.

Bình giảng khổ thơ sau đây trong bài Đây mùa thu tới: Rặng liễu...dệt lá vàng.

Đây là khổ thơ đầu miêu tả dáng thu và sắc thu. Sau khi đọc những bài thơ cổ, đọc tiếp thơ thu của Xuân Diệu, ta cảm thấy tâm hồn mình giàu có thêm nhiều. Qua đoạn thơ trên, ta cảm nhận được hồn thu qua dáng liễu, qua sắc thu và bước thu êm.

Phân tích bài thơ Đây mùa thu tới của thi sĩ Xuân Diệu.

 Xuân Diệu (1916-1985) là nhà thơ tình, viết hay nhất và nhiều nhất trong thời đại chúng ta. Thi sĩ đã để lại trên 400 bài thơ tình,; là nhà thơ "mới nhất trong những nhà thơ mới". Xuân Diệu cũng là thi sĩ của mùa thu. Với Xuân Diệu nếu "Tình không tuổi và xuân không ngày tháng" thì cảnh thu chứa đựng biết bao tình thu, bao rung động xôn xao, bởi lẽ "Thu đến - nơi nơi động tiếng huyền”.


Giải các môn học khác

Bình luận

Nghị luận xã hội lớp 11

Tập làm văn lớp 11

Nghị luận văn học lớp 11

Một số tác giả, tác phẩm tham khảo - Ngữ văn 11

Thu vịnh - Nguyễn Khuyến

Chủ nghĩa yêu nước trong văn thơ Nguyễn Đình Chiểu

Ngóng gió đông - Nguyễn Đình Chiểu

Dương phụ hành - Cao Bá Quát

Các bài văn mẫu về Nghị luận xã hội lớp 11

Các bài văn mẫu về Nghị luận xã hội lớp 11 (tiếp)

Thơ duyên - Xuân Diệu