Tổng hợp các đoạn văn nghị luận về tư tưởng đạo lí

Xemloigiai.net giới thiệu tổng hợp các đoạn văn nghị luận về tư tưởng đạo lí, Ngữ văn 11 (văn mẫu 11)
Bài Tập / Bài Soạn: 

Viết đoạn văn nghị luận về ý kiến "Cống hiến hết mình, hưởng thụ tối đa"

  Nhận định về việc cống hiến và hưởng thụ có ý kiến cho rằng: "Cống hiến hết mình, hưởng thụ tối đa". "Cống hiến hết mình" là lối sống tích cực đối với mọi thời đại. Khi đem tài năng, sức lực, trí tuệ của bản thân để nỗ lực vì quyền lợi và sự phát triển chung, con người sẽ phát huy hết những tiềm lực, giá trị của bản thân. Đồng thời, khẳng định ý nghĩa tồn tại và giá trị đích thực của mình. Trong thời đại kháng chiến chống lại kẻ thù xâm lược, có biết bao người đã ngã xuống để bảo vệ chủ quyền, độc lập dân tộc.

Viết đoạn văn nghị luận bày tỏ suy nghĩ về lòng nhân ái

  Trong cuộc sống, lòng nhân ái chính là sợi dây tình cảm thiêng liêng giữa người với người, là một trong những yếu tố để xây dựng xã hội văn minh, nhân văn. Lòng nhân ái được hiểu là lòng yêu thương của con người, không chỉ đối với những người xung quanh mà còn đối với cả động vật, thực vật… Biểu hiện của lòng nhân ái là thái độ, hành động thể hiện tình thương, sự đồng cảm, sẻ chia, đùm bọc, cưu mang của con người.

Viết đoạn văn nghị luận về sự tử tế

  Sự tử tế có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong cuộc sống, đặc biệt là đối với những người nghèo khổ, bất hạnh cả về vật chất lẫn tinh thần. Sự tử tế được biểu hiện bằng hành động giúp đỡ, sẻ chia, cưu mang những người gặp khó khăn, thiếu thốn, đó có thể là người thân, bạn bè hay thậm chí là cả những người xa lạ. Những việc làm đó hoàn toàn xuất phát từ lòng yêu thương, cảm thông, đùm bọc giữa người với người. Từ xưa đến nay, việc tử tế luôn được cả xã hội đề cao và nêu gương.

Viết đoạn văn nghị luận về những việc tử tế

 Việc tử tế là điều rất cần thiết trong cuộc sống hiện đại ngày nay, nơi mà con người ta dễ chạy theo đồng tiền và đánh đổi cả nhân phẩm để đạt được mục đích. Đó là việc sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ mọi người, không chỉ biết đến cá nhân mình, những việc tử tế làm phục hồi các giá trị đạo đức chân chính, hướng tới xây dựng một cộng đồng xã hội tốt đẹp.

Viết đoạn văn nghị luận về việc bản thân cần làm để tuổi trẻ có ý nghĩa

    “Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu?”. Câu hỏi này hay chính là tựa đề của một cuốn sách đã khiến cho tôi suy nghĩ về tuổi trẻ của chính bản thân mình, rằng cần làm gì để tuổi trẻ có ý nghĩa? Với tôi, tuổi trẻ là độ tuổi đẹp nhất của con người, là độ tuổi mà chúng ta có sức khỏe, có nhiệt huyết, có sự tự tin và tràn đầy sức sống, tràn đầy những hoài bão, đam mê. Khi đó, chúng ta có thể sống một cách tự do, không ràng buộc, thoải mái thể hiện và thử thách bản thân mình để không ngừng thay đổi và hoàn thiện.

Viết đoạn văn nghị luận về lòng dũng cảm

  Lòng dũng cảm là một trong những đức tính vô cùng cần thiết và đáng quý ở mỗi con người. Dù ở nơi đâu khi làm bất cứ việc gì con người cũng đều cần đến lòng dũng cảm. Dũng cảm là không sợ nguy hiểm, khó khăn. Người có lòng dũng cảm là người không run sợ, không hèn nhát, dám đứng lên đấu tranh chống lại cái xấu, cái ác, các thế lực tàn bạo để bảo vệ công lí, chính nghĩa. Dũng cảm là sẵn sàng hy sinh bản thân mình để cứu giúp những người khó khăn hoạn nạn.

Viết đoạn văn nghị luận về bệnh vô cảm

  Vô cảm là một trong những căn bệnh “ung thư tâm hồn” của một bộ phận người trong xã hội. Vậy vô cảm là gì? Vô cảm là thái độ sống thờ ơ, dửng dưng, không cảm xúc với tất cả sự việc và con người xung quanh. Vô cảm hiện nay không chỉ dừng lại ở thái độ sống mà cao hơn, nó đã trở thành lối sống tiêu cực của một bộ phận người. Biểu hiện rõ nhất của người có lối sống vô cảm đó là hành động ích kỉ, không quan tâm đến mọi người xung quanh, thờ ơ trước mọi nỗi đau của xã hội, thậm chí thờ ơ với chính người thân và bản thân của mình.

Viết đoạn văn nghị luận về khoảng lặng trong cuộc sống

 Giữa cuộc sống ồn ào, nhộn nhịp, ai trong mỗi chúng ta cũng đều cần có cho mình một khoảng lặng để cuộc sống chậm lại và ý nghĩa hơn. Khoảng lặng là giây phút con người tự cho phép mình được sống thoải mái, không vướng bận, âu lo; thời điểm mà con người được nghỉ ngơi, thư giãn. Có người nghĩ rằng, khoảng thời gian ấy chính là phần thưởng vô giá cho bản thân, giãn cách nhịp sống nghẹt thở, tạo ra những nguồn năng lượng mới. Vậy, tại sao chúng ta lại cần có những "khoảng lặng"?

Viết đoạn văn nghị luận bày tỏ quan điểm về hạnh phúc

    “Hạnh phúc bắt nguồn từ những điều nhỏ bé nhất”. Thật vậy! Hạnh phúc là khái niệm thuộc phạm trù tinh thần, là cảm xúc vui sướng, mãn nguyện khi đạt được hay làm được điều mình mong ước. Cũng giống như những trạng thái tình cảm của con người, hạnh phúc là cảm xúc xuất phát từ con tim, trong bất kỳ khoảnh khắc nào của cuộc sống. Khi con người biết hạnh phúc với những gì mình có, mình đạt được thì tâm hồn sẽ thanh thản, nhẹ nhõm và viên mãn.

Viết đoạn văn nghị luận về ý kiến "Tương lai của bạn phụ thuộc vào nhiều thứ, nhưng chủ yếu vẫn phụ thuộc vào bạn"

 Với nhiều người, xây dựng một tương lai tốt đẹp là do nhiều yếu tốgóp thành, nhưng với riêng tôi để có được một tương lai tốt đẹp thì việc cần làm chính là vượt lên bản thân, vươn tới tương lai bằng chính bảnthân mình. Và Frank Tyger cũng đã nói rằng: “Tương lai của bạn phụ thuộc vào nhiều thứ, nhưng chủ yếu vẫn phục thuộc vào bạn”. “Tương lai” là khoảng thời gian chưa diễn ra, con người chưa biết được, còn “phụ thuộc” là lệ thuộc vào đối tượng một cách trực tiếp.

Viết đoạn văn nghị luận về ý kiến "Mối nguy hiểm của quá khứ là con người bị biến thành nô lệ. Mối nguy hiểm của tương lai là con người có thể trở thành rô bốt"

 Ý kiến trên nhằm khẳng định sự nguy hiểm của quá khứ là có thể khiến con người bị trói buộc, không còn khả năng để làm bất cứ việc gì và nhấn mạnh rằng cuộc sống số hóa hiện nay có thể khiến con người chai sạn cảm xúc, máy móc trong suy nghĩ và hành động, chịu sự chi phối năng nể bởi những thiết bị công nghệ. Quả thật, một khi không thể thoát ra khỏi quá khứ, con người có cái nhìn bi quan và phó mặc hiện tại, tương lai cho số phận. Điểu này ảnh hưởng tới các mối quan hệ và chất lượng cuộc sống.

Viết đoạn văn nghị luận về ý kiến "Kẻ bi quan luôn nhìn thấy sự khó khăn trong mỗi cơ hội; người lạc quan luôn nhìn thấy cơ hội trong mọi khó khăn"

  Ý kiến trên đã khẳng định sự khác nhau cơ bản giữa người bi quan và lạc quan chính là ở thái độ khi đối diện với khó khăn và khả năng nắm bắt cơ hội. Sống bi quan sẽ chẳng khác nào tự bản thân đang vùi dập cuộc đời mình, tự tước mất cơ hội có được cuộc sống dễ chịu; dần dần năng lực, sự tự tin, ý chí bị mài mòn, chỉ còn biết phó mặc tất cả cho số phận, e ngại, nhát sợ hoàn cảnh, thậm chí còn chối bỏ những cơ hội.

Viết đoạn văn nghị luận về ý kiến "Hãy sống khát khao, hãy sống dại khờ"

Ý kiến của Steve Jobs đã khẳng định tuổi trẻ cần có và cần chấp nhận mạo hiểm, va vấp, bồng bột, sai sót như những trải nghiệm tất yếu, cũng như mơ ước lớn lao, dự định táo bạo chính là động lực quan trọng để thanh niên hoàn thiện bản thân. Quả thật, khát khao đem lại hi vong mãnh liệt vào tương lai, nó truyền cảm hứng để con người lao động, học tập, sáng tạo từng ngày và làm nên bao điều kì diệu. Sức mạnh của khát khao còn thể hiện ở sự lan tỏa mạnh mẽ, làm cho những người xung quanh cũng hồ hởi, yêu đời và hạnh phúc hơn.

Viết đoạn văn nghị luận về ý kiến "Hãy học suy nghĩ bằng trái tim và hãy học cảm xúc bằng lí trí"

Gắn kết những yếu tố ngỡ rằng rất mâu thuẫn, đối lập (suy nghĩ với trái tim, cảm xúc với lí trí), ý kiến trên đã nhắc nhở chúng ta cần có sự kết hợp hài hòa giữa lí trí và tình cảm, cảm xúc để có sự cân bằng trong cuộc sống. Quả thật, khi tìm giải pháp cho một vấn đề, người ta cần suy nghĩ và hành động tuân theo lí trí. Nhưng khi đã đủ hiểu biết, chúng ta nhận thấy rằng có những việc, nhất là trong lĩnh vực tình cảm, đôi khi cũng cần phải nghe theo cảm xúc.

Viết đoạn văn nghị luận về sống ở thế chủ động

  Có ai trên đời này lại không muốn tự quyết định cuộc đời mình? Có ai muốn nhất nhất nghe theo sự chỉ huy của người khác? Muốn thế chỉ có cách ta phải “sống ở thế chủ động”. Chủ động – có thể được hiểu là tự mình lập kế hoạch, thực hiện, và chịu trách nhiệm với mọi vấn đề trong cuộc sống mà không chịu sự chi phối bởi hoàn cảnh bên ngoài. Có thể ví cuộc sống mỗi chúng ta như một chặng đường, thì chủ động chính là chúng ta biết được hướng đi, tốc độ, điểm dừng, đích đến, chính vì thế mà người chủ động thường dễ thành công hơn.

Viết đoạn văn nghị luận về "đạo đức giả"

  Sống có đạo đức bao giờ cũng là lối sống đẹp, nhưng thật nguy hại nếu đó lại là đạo đức giả. Rất đơn giản như chính cái tên của lối sống ấy, đạo đức giả là lối sống giả tạo nhằm che đậy những điều xấu xa đớn hèn trong bản chất. Giống như “khẩu phật tâm xà”, “miệng nam mô mà bụng một bồ dao găm”, đạo đức giả không dễ có thể nhận ra những độ nguy hại của nó thì không thể tưởng tượng được. Kẻ đạo đức giả sẽ luôn thể hiện mình là người tốt, với một lớp vỏ bọc hoàn hảo của đạo đức, nụ cười luôn thường trực và lời lẽ thì luôn ngọt như mía lùi.

Viết đoạn văn nghị luận về sức mạnh của tình yêu thương

       Tình yêu thương có sức mạnh rất lớn. Nhờ yêu thương mà con người xóa nhòa mọi khoảng cách để xích lại gần nhau. Thế giới sẽ không còn lạnh giá khi con người lấy yêu thương để sưởi ấm. Mọi hiểu nhầm, hận thù chỉ được hóa giải khi xuất hiện sự tha thứ và tình yêu thương vĩ đại. Nhờ yêu thương mà những con người lầm lỡ mới có cơ hội làm lại cuộc đời. Cũng nhờ yêu thương mà ai đó mới tự tin để viết tiếp những giấc mơ dang dở của mình. Tình yêu thương vì thế mà làm cuộc đời này đẹp hơn. Rất nhiều người hối hận vì chưa kịp nói lời yêu thương với người thân khi người thân của họ còn sống.

Viết đoạn văn nghị luận về ý nghĩa của việc đọc sách

 Tổng thống Barack Obama từng phát biểu: “Việc đọc rất quan trọng. Nếu bạn biết cách đọc, cả thế giới sẽ mở ra cho bạn”. Vậy, đâu là ý nghĩa của việc đọc sách? Trước hết, đối với bản thân con người, đọc sách là quá trình tiếp thu kiến thức. Sách là quyển nhật kí từ thuở hồng hoang của nhân loại. Nào cần tới một tấm vé máy bay hay cỗ máy nào đó, chỉ cần chăm chú vào những trang sách bé nhỏ là cả quá khứ, hiện tại và tương lai sẽ ngay lập tức hiện ra chờ ta khám phá.

Viết đoạn văn nghị luận về ý kiến "Không có áp lực, không có kim cương"

   Ai trong chúng ta cũng mong muốn đạt được thành công nhưng lại sợ áp lực và không hiểu được rằng “không có áp lực” thì “không có kim cương”. Để có được thành công ta phải trải qua quá trình khổ luyện. Thành công đòi hỏi con người phải có ý chí, nghị lực vươn lên trước mọi hoàn cảnh. Đằng sau viên kim cương long lanh là cả một chuỗi những áp lực tôi luyện đầy khắc nghiệt của áp suất lớn, nhiệt độ cao. Đó cũng chính là cái giá xứng đáng cho sự cao quý mà kim cương nhận được.

Viết đoạn văn nghị luận về trải nghiệm

 Sự trải nghiệm là vốn liếng để trưởng thành. Cuộc đời của con người sẽ ra sao nếu chúng ta cứ đứng chôn chân một chỗ. Bởi vậy có thể xem trải nghiệm là một cuộc hành trình mà mỗi con người là một nhà thám hiểm. Cuộc đời phải biết dấn thân, phải hành trình tìm đến những miền đất mới, khám phá những điều mới mẻ, đôi khi là khám phá chính mình… Trái đất chưa bao giờ ngừng quay, con người cũng vì thế mà cần vận động nhiều hơn. Trải nghiệm sẽ mang đến cho con người sự hiểu biết, có nhiều kiến thức và kỹ năng sống. Mỗi chuyến đi là một bài học quý giá.

Viết đoạn văn nghị luận về nuôi dưỡng hanh phúc từ những điều nhỏ nhặt

  Làm thế nào để con người có thể tận hưởng hạnh phúc từ những điều nhỏ nhặt nhất? Một trong những bước khởi đầu cuộc hành trình đi tìm kiếm hạnh phúc là phải hiểu rõ, trân trọng bản thân mình. Khi ta đã biết được những ưu, khuyết điểm, mục đích, lí tưởng của bản thân, ta sẽ có thể cảm nhận, tận hưởng cuộc đời theo cách của riêng mình mà không bị chi phối theo ý kiến người khác. Không dễ nhận ra, cuộc sống hiện dại với guồng quay tất bật khiến ta nhiều khi quên mất những sự tồn tại của những điều giản dị mà gần gũi, thân thương.

Viết đoạn văn nghị luận về học cách trưởng thành từ những khó khăn

  Nghệ thuật sống chính là cách thức làm cho cuộc sống tốt đẹp, có ý nghĩa hơn. Từ đó, có thể thấy ý kiến trên đã đề cao thái độ sống tự tin, bản lĩnh, dám đương đầu với thử thách, khó khăn. Bao giờ con người cũng có xu hướng chiều chuộng bản thân, thỏa hiệp với hoàn cảnh. Khi chối bỏ khó khăn, con người sẽ tạo nên thói quen, lối sống thiếu bản lĩnh, đánh mất cơ hội thể hiện bản thân, không tích lũy được vốn sống, sự trải nghiệm cần thiết. Chúng ta cần hiểu rằng khó khăn không đồng nghĩa với thất bại.

Viết đoạn văn nghị luận về sự cống hiến

 Peter Marshall – thượng nghị viện Mỹ từng nói: “Thước đo của đời người không phải thời gian mà là sự cống hiến”. Cống hiến là đóng góp công sức của mình cho xã hội, là góp phần xây dựng thế giới ngày càng tốt đẹp hơn. Thế giới luôn không đủ, vì vậy, cống hiến của mỗi con người là để lấp đầy những khoảng trống đó để tạo nên những điều giá trị. Nếu ta có trí tuệ hãy dâng tặng trí tuệ, dùng trí tuệ để đưa ra những sáng kiến, phát minh, phát triển khoa học. Nếu ta chỉ có cơ bắp, hãy cống hiến cho lao động để tạo ra những sản phẩm chất lượng cho người tiêu dùng.


Giải các môn học khác

Bình luận

Nghị luận xã hội lớp 11

Tập làm văn lớp 11

Nghị luận văn học lớp 11

Một số tác giả, tác phẩm tham khảo - Ngữ văn 11

Thu vịnh - Nguyễn Khuyến

Chủ nghĩa yêu nước trong văn thơ Nguyễn Đình Chiểu

Ngóng gió đông - Nguyễn Đình Chiểu

Dương phụ hành - Cao Bá Quát

Các bài văn mẫu về Nghị luận xã hội lớp 11

Các bài văn mẫu về Nghị luận xã hội lớp 11 (tiếp)

Thơ duyên - Xuân Diệu