Tổng hợp các bài văn nghị luận về tác phẩm Hai đứa trẻ (tiếp theo)

Xemloigiai.net giới thiệu tổng hợp các bài văn nghị luận về tác phẩm Hai đứa trẻ (tiếp theo), Ngữ văn 11 (văn mẫu 11)
Bài Tập / Bài Soạn: 

Trong Hai đứa trẻ, Thạch Lam quan tâm đến loại ánh sáng nào nhất? Vì sao?

Giữa đêm đen bao trùm, ánh sáng trở nên thu hút với các nhân vật trong truyện. Thạch Lam được mệnh danh là nhà văn của sự tinh tế, của những khám phá nhỏ nhặt nhất trong đời sống. Bởi thế, khi miêu tả các loại ánh sáng, ông thể hiện rõ lối quan sát tường tận, tỉ mỉ của mình. Đó là ánh sáng leo lét của ngọn đèn hoa kì, đèn dây sáng xanh trong hiệu khách, những khe sáng, hột sáng hắt ra từ phên nứa, vệt sáng của những con đom đóm….

Cuối tác phẩm “Hai đứa trẻ” hình ảnh nào đọng lại trong tâm trí của Liên? Ý nghĩa?

Gợi ý:

a. Cuối tác phẩm “Hai đứa trẻ” là hình ảnh đọng lại trong tâm trí của Liên là: hình ảnh chiếc đèn con của chị Tý chỉ chiếu sáng một vùng đất nhỏ.

b. Ý nghĩa:

- Ánh sáng ngọn đèn con chị Tí trở đi trở lại nhiều lần và đi vào giấc ngủ của Liên như một ám ảnh tâm lí.

- Đó là ánh sáng biểu trưng cho cuộc sống thực tại: mòn mỏi, lay lắt, quẩn quanh, nhỏ nhoi đầy bế tắc, buồn chán của chị em Liên,…; cho kiếp người vô danh, vô nghĩa, sống lam lũ, vật vờ,…trong cái đêm tối mênh mông của xã hội cũ.

Bức tranh phố huyện nghèo lúc chiều tối trong Hai đứa trẻ

 Trong Tự Lực văn đoàn, nhà văn Thạch Lam đứng thành một dòng riêng biệt. Giọng điệu của Thạch Lam nhỏ nhẹ, điềm tĩnh, sâu lắng, nhiều dư vị, có sức truyền cảm đặc biệt. Thạch Lam hướng về các nhân vật bé nhỏ ở tầng lớp dưới của xã hội. Trong khi đó, các nhà văn khác của Tự lực văn đoàn lại hướng về các nhân vật thượng lưu. “Hai đứa trẻ” là truyện ngắn tiêu biểu cho văn phong Thạch Lam, cho khuynh hướng tư tưởng của Thạch Lam, hướng về cuộc đời, hướng về cái Thiện, cái Mĩ.

Diễn biến tâm trạng nhân vật Liên trong truyện ngắn Hai đứa trẻ

  “Văn học là nhân học” ( M.Gorki). Trong văn học, do vậy, vẻ đẹp nhân bản của con người luôn luôn là một phương tiện thẩm mĩ mà ở đó chất thơ và chất hiện thực hoà quyện với nhau. Để làm rõ điều vừa nói, “hai đứa trẻ” của Thạch Lam sẽ là một dẫn chứng. “ Hai đứa trẻ” vừa là bức tranh hiện thực phố huyện nghèo, vừa như một bài thơ trữ tình đặc sắc. Tác phẩm đã gieo vào lòng người đọc một nỗi buồn bâng khuâng, day dứt về đời sống con người.

Hình ảnh “con tàu” trong Hai đứa trẻ của Thạch Lam

Dàn ý

1. Mở bài

- Giới thiệu tác giả Thạch Lam và tác phẩm Hai đứa trẻ

- Giới thiệu hình ảnh đoàn tàu

2. Thân bài

* Vị trí: Hình ảnh con tàu xuất hiện ở cuối truyện ngắn

* Phân tích

a. Chuyến tàu đêm được miêu tả theo trình tự thời gian

- Trước khi tàu đến:

+ Nơi phố huyện ấy chỉ là một không gian đầy rẫy những bóng tối bủa vây

Ấn tượng khi đọc truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam - Ngữ Văn 12

BÀI LÀM

   Là một nghệ sĩ có tâm hồn lãng mạn, Thạch Lam yêu cái đẹp, hướng tới cái đẹp. Thạch Lam là người chắt chiu cái đẹp và sáng tác của Thạch Lam chính là tìm kiếm cái đẹp đã bị đánh mất. Thạch Lam cho rằng một nhà văn thực sự có tài phải là người có thể cảm nhận được mọi vẻ đẹp man mác khắp vũ trụ. Ông viết: Công việc của nhà văn là phát biểu cái đẹp chính ở chỗ mà không ai ngờ tới, tìm cái đẹp kín đáo và che lấp của sự vật, cho người đọc một bài học trông nhìn và thưởng thức.

Đọc truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam - Ngữ Văn 12

  Bài Làm

   Không phải ngẫu nhiên mà Thạch Lam lại đặt tên cho truyện ngắn của mình 1à Hai đứu trẻ. Hai đứa trẻ gợi lên một niềm thương cảm, gợi lên những mảnh đời như bao mảnh đời tăm tối trong phố huyện nhỏ nghèo nàn và dày đặc bóng tối. Không riêng gì Hai đứa trẻ các truyện ngắn khác của Thạch Lam khi viết về người nghèo đều gợi lên niềm thương cảm đặc biệt. Không cần những lời lẽ tả tình cảm, không lâm li khóc lóc, mà ẩn trong cách miêu tả, cách nhìn và thái độ của nhà văn chúng ta hình như đã nhận ra điều đó.

Về truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam - Ngữ Văn 12

Dàn Bài

1.Mở Bài

   - Là thành viên của nhóm Tự lực văn đoàn có mặt trên văn đàn khoảng thời gian không dài nhưng Thạch Lam đã để lại một dấu ấn, một phong cách sáng tạo đặc sắc. Các tác phẩm chính của ông: Gió đầu mùa (tập truyện ngắn: 1937), Nắng trong vườn (tập truyện ngắn; 1938), Sợi tóc (tập truyện ngắn: 1942), Hà Nội 36 phố phường (bút kí; 1943), Theo dòng (tập tiểu luận, phê bình văn học; 1941).

Hai đứa trẻ của Thạch Lam là một truyện ngắn không có cốt truyện nhưng lại hấp dẫn và gợi lên trọng người đọc nhiều suỹ nghĩ. Anh (chị) hãy trả lời một cách ngắn gọn, điểu gì đã làm nên sức hấp dẫn ấy và nó đã gợi lên trong anh (chị) những suy nghĩ gì ?

Hai đứa trẻ của Thạch Lam là một truyện ngắn không có cốt truyện nhưng lại hấp dẫn và gợi lên trong người đọc nhiều suy nghĩ. Anh (chị) hãy trả lời một cách ngắn gọn, điều gì đã làm nên sức hấp dẫn ấy và nó đã gợi lên trong anh (chị) những suy nghĩ gì ?

Dàn ý

1. Mở bài

- Giới thiệu tác giả Thạch Lam

- Giới thiệu truyện ngắn Hai đứa trẻ

Dẫn dắt vấn đề cần nghị luận

2. Thân bài

Phân tích bức tranh phố huyện nghèo trong truyện ngắn Hai đứa trẻ – Thạch Lam

Thạch Lam là một thành viên của nhóm Tự lực văn đoàn, là con người có tính cách đôn hậu, điềm đạm và tinh tế thế nên các tác phẩm của ông cũng mang cái vẻ trong sáng, giản dị, thâm trầm và sâu sắc. Ông là nhà văn có biệt tài về truyện ngắn, với nội dung thường khai thác những vẻ đẹp của cuộc sống đời thường bình dị ở không gian phố huyện ven đô ngoại thành, vốn là không gian sống quen thuộc của nhà văn trong thời thơ ấu cơ cực, vất vả tại huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương.

Phân tích tâm trạng chị em Liên đêm cố thức để được nhìn chuyến tàu đi qua phố huyện

 Tuổi thơ là những ngày tháng đầy ắp kỉ niệm về những lần chờ đợi. Có ai mà không từng chờ đợi kì nghỉ hè để được chơi thỏa thích, chờ đợi đêm giao thừa để được quần áo mới hay đơn giản hơn là chờ đợi vài viên kẹo mỗi khi bà đi chợ về. Có chờ đợi nên chúng ta sẽ dễ dàng hiểu được sự hồi hợp, háo hức, hi vọng của chị em Liên trong truyện ngắn Hai đứa trẻ. Bao nhiêu nỗi niềm vui buồn của tuổi thơ và cả những khát vọng đời thường của con người được Thạch Lam gửi găm hết vào cảnh đợi chờ chuyến tàu đêm từ Hà Nội qua phố huyện nghèo của chị em Liên.

Một câu triết học nói: Mỗi con vật khi sinh ra đều là tất cả những gì nó có. Chỉ có con người là ngay từ thuở lọt lòng thì chẳng là gì cả. Nó làm thế nào thì nó sẽ trở thành như thế ấy, và nó phải làm bằng tự do của chính nó. Tôi chỉ có thể trở thành kẻ d

Nó phải làm như thế nào thì nó sẽ được trở thành như thế ấy và nó phải tự làm bằng chính tự do của nó.Tôi chỉ có thể trở thành kẻ do chính tôi làm ra”.Câu nói đó chẳng những nêu bật sự khác nhau giữa con người à con vật mà còn nhấn mạnh tới vai trò con người trong việc hình thành nhân cách của mình.
Thật vậy, mỗi con vật khi sinh ra đều đã là tất cả nhửng gì mà nó có.Điều đó có nghĩa lâ

Ý nghĩa chi tiết ngọn đèn chị Tý

Gợi ý:

a. Ngọn đèn dầu của chị Tý trong tác phẩm “Hai đứa trẻ” được miêu tả: Ngọn đèn lay động trên chõng hàng của chị Tí; ngọn đèn phát ra “quầng sáng thân mật”; ngọn đèn chỉ chiếu sáng một vùng đất nhỏ

b. Ý nghĩa: 

- Ánh sáng ngọn đèn con chị Tí trở đi trở lại nhiều lần và đi vào giấc ngủ của Liên như một ám ảnh tâm lí.

Truyện ngắn “Hai đứa trẻ” mở đầu bằng hình ảnh nào? Ý nghĩa?

Gợi ý:

a. Truyện ngắn “Hai đứa trẻ” mở đầu bằng hình ảnh: cảnh chiều tàn hiện lên “Phương Tây đỏ rực như lửa cháy và những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn”; “tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào”; “Liên không hiểu sao nhưng chị thấy lòng buồn man mác trước cái giờ khắc của ngày tàn”.

b. Ý nghĩa:

- Tình yêu quê hương đất nước của Thạch Lam qua những hình ảnh thiên nhiên đượm hồn quê.
- Gợi lên không gian làng quê yên ả, đậm chất thơ nhưng chứa đựng nỗi buồn man mác.

Trong “Hai đứa trẻ”, Thạch Lam miêu tả những loại ánh sáng nào? Ý nghĩa?

Gợi ý:

a. Nhà văn miêu tả các loại ánh sáng:

- Ánh sáng từ “ngọn đèn con” của hàng nước mẹ con chị Tí; chấm lửa nhỏ từ gánh phở bác Siêu; ngọn đèn của Liên “thưa thớt từng hột sáng lọt qua phên nứa”…

- Ánh sáng đoàn tàu vụt qua phố huyện với “các toa đèn sáng trưng”

b. Ý nghĩa:

Phân tích vẻ đẹp tính cách và tâm hồn nhân vật Liên trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam

Dàn ý

Dàn ý tham khảo số 1

I. Mở bài

- Giới thiệu những nét cơ bản về Thạch Lam và truyện ngắn Hai đứa trẻ

- Giới thiệu nhân vật Liên

II. Thân bài

1. Hoàn cảnh nhân vật

- Trước ở Hà Nội, từ khi bố mất việc, hai chị em về quê.

- Mẹ giao trông coi một gian hàng tạp hoá nhỏ xíu.

- Chiều nào cũng dọn hàng, đếm hàng, tính tiền, ngồi trên cái chõng sắp gãy nhìn cảnh và người phố huyện.

Phân tích truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam để chứng minh rằng truyện Hai đứa trẻ là một bài thơ trữ tình đầy xót thương

 Trên văn đàn văn học Việt Nam trước cách mạng tháng Tám, Thạch Lam chưa được xếp ở vị trí số một nhưng cũng là một tên tuổi rất đáng coi trọng và khẳng định, Thạch Lam tuy có viết truyện dài nhưng sở trường của ông là truyện ngắn, bởi ở đó tài năng nghệ thuật được bộc lộ một cách trọn vẹn, tài hoa. Nguyễn Tuân viết: “Nói đến Thạch Lam người ta vẫn nhớ đến truyện ngắn nhiều hơn là truyện dài”. Đóng góp của Thạch Lam không chỉ ở nghệ thuật mà nó còn giúp ta thanh lọc tâm hồn : “ Mỗi truyện là một bài thơ trữ tình đầy xót thương”.

Lòng nhân ái của Thạch Lam qua truyện ngắn “Hai đứa trẻ”

1. Thạch Lam (1910 – 1942) là cây bút có tài nhất trong Tự lực Văn đoàn. Hàng loạt những truyện ngắn của ông ghi dấu ấn của một tấm lòng nhân ái , như làn gió đầu mùa se lạnh, thấm đẫm niềm cảm thông trước những số phận bất hạnh, những cuộc đời chìm trong bóng tối. Thấp thoáng trong những câu chuyện của ông bóng hình kỷ niệm của những ngày tháng đã hằn sâu trong ký ức tuổi thơ Thạch Lam. Hai đứa trẻ, tác phẩm thấm đượm tình người, như minh chứng tiêu biểu cho một tấm lòng nhân ái.

Bên cạnh chất hiện thực, truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam còn đậm đà chất lãng mạn. Anh (chị) hãy dựa vào tác phẩm “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam để làm sáng tỏ vấn đề này

 “Văn học là nhân học” ( M.Gorki). Trong văn học, do vậy, vẻ đẹp nhân bản của con người luôn luôn là một phương tiện thẩm mĩ mà ở đó chất thơ và chất hiện thực hòa quyện với nhau. Để làm rõ điều vừa nói, “hai đứa trẻ” của Thạch Lam sẽ là một dẫn chứng.

Ánh sáng và bóng tối trong “Chữ người tử tù” và “Hai đứa trẻ”

Trong văn chương, ánh sáng và bóng tối cũng được sử dụng như một thủ pháp nghệ thuật nhằm tạo tình huống truyện, chuyển tải nội dung tư tưởng, chủ đề của tác phẩm. Với Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân và Hai đứa trẻ của Thạch Lam, ánh sáng và bóng tối được sử dụng như một thủ pháp nghệ thuật nòng cốt “biểu hiện cách khai thác hình tượng đối với cuộc sống, như thủ pháp thuyết phục và thu hút độc giả”(1) của tác giả.

Nghệ thuật miêu tả tương phản trong Hai đứa trẻ

   Là một thành viên trụ cột trong bút nhóm tự lực văn đoàn, Thạch Lam đã tự khẳng định mình bằng một hướng đi riêng, đặc biệt là những tác phẩm viết về nông thôn, những người dan nghèo nơi phố huyện. Hai đứa trẻ rút trong tập Nắng trong vườn là một truyện ngắn hay, thắm đẫm tinh thần nhân văn nhân đạo, tiêu biểu cho bút pháp nghệ thuật miêu tả tương phản của ông.


Giải các môn học khác

Bình luận

Nghị luận xã hội lớp 11

Tập làm văn lớp 11

Nghị luận văn học lớp 11

Một số tác giả, tác phẩm tham khảo - Ngữ văn 11

Thu vịnh - Nguyễn Khuyến

Chủ nghĩa yêu nước trong văn thơ Nguyễn Đình Chiểu

Ngóng gió đông - Nguyễn Đình Chiểu

Dương phụ hành - Cao Bá Quát

Các bài văn mẫu về Nghị luận xã hội lớp 11

Các bài văn mẫu về Nghị luận xã hội lớp 11 (tiếp)

Thơ duyên - Xuân Diệu