Tổng hợp các bài văn nghị luận về tác phẩm Chí Phèo (tiếp theo)

Xemloigiai.net giới thiệu tổng hợp các bài văn nghị luận về tác phẩm Chí Phèo (tiếp theo), Ngữ văn 11 (văn mẫu 11)
Bài Tập / Bài Soạn: 

Phân tích tấn bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người của nhân vật Chí Phèo

I. MỞ BÀI

   Nam Cao là đại biểu ưu tú của dòng văn học hiện thực phê phán. Ông là cha đẻ của những tác phẩm tên tuổi: “Chí Phèo”, “Lão Hạc”, “Đời thừa”… trong đó Chí Phèo là kiệt tác của Nam Cao và cũng là kiệt tác của văn học hiện thực phê phán. Thông qua hình tượng nhân vật Chí Phèo và con đường tha hóa của người nông dân trước Cách mạng, Nam Cao đã khắc họa thành công tấn bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người của nhân vật Chí Phèo mang đến cho bạn đọc bao niềm xúc động sâu sắc.

 

II. THÂN BÀI

Tác phẩm Chí Phèo từng có những nhan đề nào? Ý nghĩa nhan đề “Chí Phèo”?

Gợi ý: Chí Phèo là kiệt tác của văn học hiện thực nói chung và là kiệt tác của Nam Cao nói riêng. Tác phẩm gây tiếng vang lớn đã đưa tên tuổi của Nam Cao lên vị trí hàng đầu của Văn học hiện thực. Tác phẩm có nhiều tên gọi khác nhau.   

   Đầu tiên, Nam Cao đặt nhan đề: Cái lò gạch cũ. Sau đó NXB tự ý đổi tên thành Đôi lứa xứng đôi. Năm 1946, khi in lại trong tập Luống cày, Nam Cao đã đặt lại tên tác phẩm là Chí Phèo.

Ý nghĩa tiếng chửi của Chí Phèo

Gợi ý Cách mở đầu truyện Chí Phèo:

- Truyện ngắn Chí Phèo được mở đầu bằng hình ảnh Chí Phèo uống rượu xong và “hắn vừa đi vừa chửi”. Nhưng đáp lại tiếng chửi của Chí là sự im lặng đến ghê người của dân làng Vũ Đại, chỉ có tiếng chó sủa từ xa vọng lại.

- Ý nghĩa:

+ Nhấn mạnh bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người của Chí. Tiếng chửi lúc này là phương tiện giao tiếp của Chí với cuộcđời. Không ai đáp lời Chí tức là Chí đã không còn được, Chí đã bị đánh bật ra khỏi xã hội loài người

Chí Phèo tỉnh – Chí Phèo không say

   Hãy quan sát cấu trúc ngôn ngữ của Nam Cao trong buổi chiều Chí Phèo say, vừa đi vừa chửi; ta ngạc nhiên vì trật tự sắp xếp không gian, ngôn ngữ giao tiếp. Trước hết là không gian Trời (Bắt đầu hắn chửi trời). Tiếp đó Chí thu hẹp lại thành không gian Đời (Rồi hắn chửi đời) và lần lượt cứ thu hẹp dần mãi.

Ý nghĩa bát cháo hành trong tác phẩm Chí Phèo

Dàn ý

 1. Mở bài

- Giới thiệu tác giả Nam Cao

- Giới thiệu tác phẩm Chí Phèo

- Dẫn dắt vấn đề cần nghị luận

2. Thân bài

2.1. Sự xuất hiện

- Chi tiết xuất hiện trong phần giữa truyện

- Sau cuộc gặp gỡ về thể xác giữa Chí Phèo và thị Nở ở vườn chuối, sáng hôm sau, Chí Phèo bị cảm. Chính Thị Nở là người đã chủ động về nhà nấu cháo sang mang sang cho Chí Phèo

2.2. Bát cháo hành trong sự cảm nhận của Chí Phèo

Phân tích nhân vật Chí Phèo

 Giả sử, bạn là một người trong làng Vũ Đại, lớn lên lúc “con quỷ Chí Phèo” về làng, thì lúc đó bạn cảm nhận sao về Chí Phèo? “Một con quỷ khát máu”, chuyên rạch mặt ăn vạ! Vậy mà “con quỷ” ấy lúc trước lại là một người hết sức lương thiện và đến khi sắp chết cũng lại còn muốn trở thành người lương thiện…

Phân tích tâm trạng Chí Phèo sau khi gặp Thị Nở

* Tâm trạng Chí Phèo sau khi gặp Thị Nở:

- Lúc đầu: Trước khi gặp Thị Nở, tối ấy Chí Phèo đã uống rượu ở nhà Tự Lãng, một lão vừa làm nghề thầy cúng, vừa làm nghề hoạn lợn. Ở đó, chưa bao giờ Chí Phèo được uống thoả thê đến thế…Người ta cư tưởng như cả làng Vũ Đại phải nhịn uống rượu để cho chúng uống. Khi trở về vườn, Chí đã quá say, không đi vào túp lều mà ra thẳng bờ sông đẻ tắm. Trên đường đi hắn gặp Thị Nở đang ngủ hớ hênh dưới trăng. Sự chung đụng ấy hoàn toàn ngẫu nhiên, mang tính bản năng của người đàn ông trong cơn say.

Phân tích “Tiếng chửi của Chí Phèo”

Dàn ý tham khảo số 1

1. Mở bài

- Giới thiệu tác giả Nam Cao và tác phẩm Chí Phèo

- Dẫn dắt vấn đề

2. Thân bài

* Kết cấu trần thuật:

- Tác giả đưa tiếng chửi lên đầu truyện với mục đích để lại sự độc đáo và ấn tượng cho người đọc. Tác giả đã không sử dụng cách kể chuyện theo khuôn khổ truyền thống mà theo kết cấu hồi tưởng, những tình tiết mở đầu cực kỳ bất ngờ và khiến người đọc thực sự lôi cuốn.

* Nghệ thuật:

Vì sao truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao lại được coi là kiệt tác?

 Truyện ngắn của Nam Cao ra đời gây một tiếng vang lớn trên văn đàn Việt Nam thời bấy giờ. Nó là một dẫn chứng hùng hồn chứng minh cho thắng lợi của quan điểm nghệ thuật vì dân sinh của các văn tiến bộ. Truyện ngắn xuất sắc này đã đưa Nam Cao lên vị trí hàng đầu trong đội ngũ các nhà văn hiện thực phê phán giai đoạn 1930-1945.

Giá trị hiện thực và nhân đạo của tác phẩm Chí Phèo

   Trong dòng văn học hiện thực phê phán 1930-1945, Chí Phèo có lẽ là tác phẩm thành công hơn cả trong việc đem lại cho người đọc những ấn tượng mạnh mẽ, không thể quên về bức tranh đen tối ngột ngạt, bế tắc của nông thôn Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám, đồng thời thức tỉnh cái phần lương tri tốt đẹp nhất của con người, khơi dậy lòng căm ghét cái xã hội vạn ác đã chà đạp lên nhân phẩm con người, thương xót, cảm thông với những thân phận cùng đinh bị giày vò, tha hóa trong chế độ cũ.

Phân tích đề tài người nông dân và Chí Phèo

1. Dề tài nông dân.

2. Truyện ngắn “Chí Phèo” 1. Những nhân vật nông dân trong truyện ngắn Nam Cao Mỗi tác phẩm của nhà văn là một lời tố khổ chân thực, cảm động về cuộc sống tối tăm, thê thảm của người nông dân.

   Nông thôn trong tác phẩm Nam Cao là nông thôn Việt Nam vốn triền miên trong bần cùng, giờ đây đang tiến tới thảm họa khủng khiếp 1945.

- Cảnh chết đói: lão Hạc ăn bả chó tự tử để tránh chết đói.

   Anh Cu Phúc chết lặng lẽ trong xó nhà ẩm thấp trước đôi mắt “dại đi vì quá đói ” của hai đức con (Ðiếu văn).

Tư tưởng nhân đạo của Nam Cao qua Chí Phèo

 Nam Cao được biết đến trong lịch sử văn học Việt Nam là một nhà văn hiện thực xuất sắc. Ông để lại nhiều tác phẩm văn học có giá trị trên cả hai đề tài về người trí thức tiểu tư sản và người nông dân nghèo. Nhưng tên tuổi của ông vẫn gắn liền với tác phẩm Chí Phèo - một kiệt tác của Nam Cao, một tác phẩm mang đậm giá trị nhân đạo sâu sắc, đồng thời cũng phê phán cái xã hội thối nát bấy giờ.

Phân tích hình ảnh bát chào hành Thị Nở

 Nếu như anh cu Tràng trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân đã đãi người vợ nhặt của mình một chập bốn bát bánh đúc và một bữa ăn thật no nê trước khi "rước nàng về dinh" thì thị Nở của Nam Cao trong Chí Phèo lại đãi Chí một bát cháo hành thơm phức do chính tay mình nấu. Không cầu kỳ hoa mỹ, cũng không cao sang giàu có, bát cháo hành thấm đượm tình người, tình yêu và sự thiện lương trong sáng mà một người đàn bà dở hơi, xấu xí dành cho kẻ tội đồ cùng quẫn đang chìm trong cơn say u mê giữa cuộc đời cô độc.

Hai câu nói cuối cùng của nhân vật đã bộc lộ rõ chủ đề của tác phẩm. Hãy phân tích và chứng minh.

  Đọc Chí Phèo của Nam Cao đọng lại trong tôi là cái kết của câu truyện, một kết cục bi thảm và tất yếu dành cho nhân vật chính. Nhưng đó cũng là một cái kết đầy tính nhân đạo cao cả: "Tao muốn làm người lương thiện”.

   “Không được! Ai cho tao lương thiện? Làm thế nào cho mất những vết mảnh chai trên mặt này? Tao không thể là người lương thiện nữa! Biết không! Chỉ có một cách... biết không... Chỉ còn một cách là... cái này! Biết không!...’’.

Suy nghĩ về hình tượng nhân vật Bá Kiến trong truyện ngắn Chí Phèo

 Hình tượng nhân vật Bá Kiến

- Chính từ cái nhìn xã hội “trên tinh thần giai cấp” mà trong Chí Phèo, Nam Cao đã khắc họa nổi bật một hiện tượng điển hình về bọn phong kiến thông trị ở nông thôn đương thời: Ấy là Bá Kiến.

Chí Phèo đã bị tước đoạt nhân tính như thế nào trong truyện ngắn cùng tên

   Chí Phèo bị tước đoạt nhân tính:

- Từ lúc về làng, Chí Phèo hoàn toàn không kiểm soát được hành động của mình. Khi mua chịu rượu, bà hàng ngần ngừ không muốn đưa thì hắn rút bao diêm, đánh cái xòe, châm lên mái lều của mụ. Mụ hoảng hốt kêu la om sòm, vội dập tắt được ngọn lửa vừa mới cháy. Rồi khóc khóc mếu mếu, mụ đưa ra chai rượu.

Cảm nhận của anh/chị về tâm trạng của hai nhân vật Chí Phèo và Tràng qua hai trích đoạn trong tác phẩm Chí Phèo và Vợ nhặt

Trong tác phẩm Chí Phèo ( Nam Cao), sau khi đến với thị Nở; sáng mai ra, Chí Phèo nghe thấy: “ Tiếng chim hót ngoài kia vui vẻ quá! Có tiếng cười nói của những người đi chợ. Anh thuyền chài gõ mái chèo đuổi cá. Những tiếng quen thuộc  ấy hôm nào chả có. Nhưng hôm nay hắn mới nghe thấy... Chao ôi là buồn!”

(Trích Chí Phèo của Nam Cao, Ngữ văn 11, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2014, tr. 149)

    Trong tác phầm Vợ nhặt ( Kim Lân), sau khi có vợ, sáng hôm sau, Tràng:


Giải các môn học khác

Bình luận

Nghị luận xã hội lớp 11

Tập làm văn lớp 11

Nghị luận văn học lớp 11

Một số tác giả, tác phẩm tham khảo - Ngữ văn 11

Thu vịnh - Nguyễn Khuyến

Chủ nghĩa yêu nước trong văn thơ Nguyễn Đình Chiểu

Ngóng gió đông - Nguyễn Đình Chiểu

Dương phụ hành - Cao Bá Quát

Các bài văn mẫu về Nghị luận xã hội lớp 11

Các bài văn mẫu về Nghị luận xã hội lớp 11 (tiếp)

Thơ duyên - Xuân Diệu