Tổng hợp các bài văn nghị luận về tác phẩm Chữ người tử tù

Xemloigiai.net giới thiệu tổng hợp các bài văn nghị luận về tác phẩm Chữ người tử tù, Ngữ văn 11 (văn mẫu 11)
Bài Tập / Bài Soạn: 

Phân tích cảnh cho chữ trong “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân

Dàn ý

I. Mở bài:

- Nguyễn Tuân là nhà văn yêu cái đẹp và luôn hướng tới nó. Văn ông không thiếu những con người, những hoàn cảnh đẹp đến hoàn bích mà cảnh cho chữ trong Chữ người tử tù là ví dụ điển hình.

- Trong tác phẩm Chữ người tử tù thì cảnh cho chữ chính là trung tâm của mọi giá trị nghệ thuật, nó vừa khắc họa chân dung người tử tù hiên ngang, thi vị lại vừa thể hiện được tư tưởng nhân văn sâu sắc.

- Cảnh cho chữ là một áng văn "xưa nay chưa từng có"

II. Thân bài

Phân tích truyện ngắn Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân

Dàn ý

Dàn ý tham khảo số 1

1. Mở bài:

- Giới thiệu khái quát về Nguyễn Tuân: là một nhà văn vô cùng tài hoa, uyên bác.

- Giới thiệu chung về văn bản "Chữ người tử tù".

2. Thân bài:

a. Tình huống truyện đặc biệt

- Huấn Cao - một tử tù và viên quản ngục tình cờ gặp nhau và trở thành tri âm tri kỉ trong một hoàn cảnh đặc biệt: nhà lao nơi quản ngục làm việc.

Phân tích Chữ người tử tù của tác giả Nguyễn Tuân

I. Tác giả và tác phẩm

1. Tác giả

   Nguyễn Tuân (1910-1987) quê ở làng Mọc, nay thuộc phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội. Ông sinh ra trong một gia đình nho học khi Hán học đã tàn. Nguyễn Tuân nhiều lần theo gia đình chuyển nơi ở nhưng ông làm báo và viết văn chủ yếu ở Hà Nội. Cách mạng tháng Tám thành công, Nguyễn Tuân đến với cách mạng, ông dùng ngòi bút của mình phục vụ hai cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của dân tộc.

Phân tích nhân vật quản ngục trong truyện ngắn Chữ người tử tù

Dàn ý

1. Mở bài

- Đôi nét về tác giả Nguyễn Tuân và tác phẩm Chữ người tử tù

- Giới thiệu nhân vật quản ngục

2. Thân bài

2.1. Tấm lòng biệt nhỡn liên tài

- Nói về kẻ tử tù với một thái độ kính trọng không che giấu “Tôi nghe ...rất đẹp đó không?”

- Trong những ngày Huấn Cao trong ngục, quản ngục luôn bày tỏ thái độ nghiêm kính khiêm nhường

- Dũng cảm biệt đãi Huấn Cao trong những ngày cuối cùng ngay cả khi bị HC coi thường, khinh bỉ:

Một cảnh tượng xưa nay chưa từng có trong truyện Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân

   Nguyễn Tuân trước Cách mạng tháng Tám là một nhà văn duy mĩ. Ông yêu say đắm cái đẹp, ngợi ca cái đẹp, tôn thờ cái đẹp. Theo ông, mĩ (cái đẹp) là đỉnh cao của nhân cách con người. Ông săn lùng cái đẹp không tiếc công sức. Ông miêu tả cái đẹp bằng khi ngôn ngữ giàu có của riêng ông. Những nhân vật hiện lên trong tác phẩm của Nguyễn Tuân phải là hiện thân của cái đẹp. Đó là những con người tài hoa hoạt động trong những hoàn cảnh, môi trường đặc biệt, phi thường. Ông phát hiện, miêu tả cái đẹp bên ngoài và bên trong của nhân vật.

Phân tích nhân vật Huấn Cao trong Chữ người tử tù

Truyện Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân chỉ có ba nhân vật, xoay quanh chuyện cho chữ trong nhà giam tử tù. Bên cạnh viên quản ngục, thầy thơ lại thì Huấn Cao – một tử tù - có khí phách hiên ngang, rất tài tử, coi trọng thiện lương - đã được nhà văn Nguyễn Tuân xây dựng một cách tài hoa, độc đáo, đầy ấn tượng.

Phân tích vẻ đẹp của Huấn Cao trong truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân

Dàn ý

1. Mở bài

– Giới thiệu về tác giả Nguyễn Tuân: là người nghệ sĩ suốt đời đi tìm cái đẹp với phong cách tài hoa, uyên bác.

– Giới thiệu về tập truyện “Vang bóng một thời”: một trong những tập truyện xuất sắc nhất của Nguyễn Tuân, nhân vật chính là những nho sĩ tài hoa, bất đắc chí.

– Giới thiệu khái quát về nhân vật Huấn Cao trong truyện ngắn “Chữ người tử tù”

2. Thân bài 

a. Huấn Cao là người tài hoa, nghệ sĩ – tài viết chữ đẹp

Về nhân vật Huấn Cao trong Chữ người tử tù của nhà văn Nguyễn Tuân

Nguyễn Tuân là một nghệ sĩ tài hoa. Mỗi tác phẩm của ông là đều là những trang văn tài hoa và hấp dẫn. Trong số đó, ngoài những tùy bút, truyện ngắn Chữ người tử tù cũng là một thành công lớn của ông. Huấn Cao là nhân vật trung tâm của tác phẩm.

   Huấn Cao là một con người tự trọng, sống hiên ngang bất khuất. Không có sức mạnh quyền thế, bạc vàng nào có thể khuất phục Huấn Cao... Những con người chọc trời khuấy nước, đếm trên đầu ngón tay, người ta cũng chẳng còn biết nữa.. Một con người khẳng khái như vậy còn sợ gì cường quyền hay tham gì tiền bạc?

Cảm nhận về truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân

I. Vang bóng một thời gồm 11 truyện ngắn được in trong đó, đã sớm được người đọc nâng niu, đã giành được vị trí khá trang trọng trên văn đàn trước 1945, và lúc mà văn học Quốc ngữ đang trong thời kì phát triển mạnh. Nếu Trần Tế Xương bất hoà sâu sắc với xã hội phong kiến buổi giao thời của lối sông Đông - Tây qua thơ phú thì Nguyễn Tuân cũng biểu hiện mối bất hoà ấy qua những trang truyện ngắn của ông. Nếu Trần Tế Xương phơi bày lối sống chịu đấm ăn xôi, giả dối...

Phân tích ý nghĩa của những tương phản trong đoạn tả cảnh Huấn Cao cho chữ ở nhà giam trong truyện ngán Chữ người tử tù

 Nguyễn Tuân là một nghệ sĩ ngôn từ, là một văn nhân tài tử. Trước cách mạng, tác phẩm “Vang bóng một thời” đã khẳng định bút pháp nghệ thuật tài hoa, uyên bác, độc đáo của Nguyễn Tuân. Là một trong số 12 truyện ngắn của “Vang bóng một thời” (1940), truyện “Chữ người tử tù” xứng đáng là một trang hoa, tờ hoa đích thực đem lại hương sắc cho đời.

Sự hội ngộ ba nhân vật trong Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân.

    Truyện "Chữ người tử tù" rút trong tập "Vang bóng một thời", một giai phẩm chưa đầy 2.500 chữ nhưng hàm chứa một dung lượng lớn. Chỉ có ba nhân vật và ba cảnh: Quản ngục và viên thơ lại đọc công văn nói về tử tù Huấn Cao; Huân Cao bị giải đến và sự biệt đãi của ngục quan đối với tử tù, cảnh Huấn Cao cho chữ trong nhà ngục. Cảnh nào cũng hội tụ cả ba nhân vật này.

Phân tích cảnh Huấn Cao cho chữ quản ngục trong tác phẩm Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân. Nêu rõ ý nghĩa nhân văn và giá trị nghệ thuật của đoạn trích

   Trong nền văn học Việt Nam, Nguyễn Tuân được biết đến với quan niệm thẩm mỹ trân trọng, đề cao cái đẹp, khám phá cái khác thường và xây dựng các hình tượng nhân vật mang đậm nét tài hoa nghệ sĩ. Phong cách nghệ thuật độc đáo của ông đã được thể hiện rõ thông qua tác phẩm “Chữ người tử tù”. Đây là thiên truyện ngắn kết tinh những giá trị nội dung và nghệ thuật đặc sắc, trong đó cảnh cho chữ “xưa nay chưa từng có” diễn ra chốn ngục tù tăm tối đã ẩn chứa những ý niệm sâu sắc về sự chiến thắng của cái đẹp trước cái xấu, cái ác.

Trong truyện ngắn Chữ người tử tù có hai nhân vật đặc sắc là Huấn Cao và viên quản ngục. Nếu chọn một trong hai nhân vật để làm rõ sự sáng tạo độc đáo của tác giả, bạn sẽ chọn nhân vật nào? Hãy cho biết, tại sao lựa chọn như vậy

1. Chọn nhân vật

   Một bài làm đầy đủ, trước hết cần xác định tác phẩm và nhân vật văn học bao giờ cũng là sản phẩm của sự sáng tạo (hư cấu), ngay cả khi tác giả vay mượn và tỏ ra trung thành với mẫu người thực, việc thực ngoài đời.

2. Yêu cầu

   Yêu cầu chính ở đây trả lời: Tại sao chọn nhân vật ấy mà thực chất là phân tích nhân vật văn học đã chọn, để chỉ ra cái độc đáo của nhân vật và cái đặc sắc trong sáng tạo của nhà văn.

2.1. Chọn nhân vật Huấn Cao

Phân tích cảnh cho chữ trong tác phẩm “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân

 Trong nền văn học Việt Nam, Nguyễn Tuân được biết đến với quan niệm thẩm mỹ trân trọng, đề cao cái đẹp, khám phá cái khác thường và xây dựng các hình tượng nhân vật mang đậm nét tài hoa nghệ sĩ. Phong cách nghệ thuật độc đáo của ông đã được thể hiện rõ thông qua tác phẩm “Chữ người tử tù”. Đây là thiên truyện ngắn kết tinh những giá trị nội dung và nghệ thuật đặc sắc, trong đó cảnh cho chữ “xưa nay chưa từng có” diễn ra chốn ngục tù tăm tối đã ẩn chứa những ý niệm sâu sắc về sự chiến thắng của cái đẹp trước cái xấu, cái ác.

Bình giảng về đoạn văn sau trong truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân: Tiếng trống canh thành phủ gần đấy đã bắt đẩu thu không … nâng đỡ lấy một ngôi sao chính vị muốn từ biệt vũ trụ

 Đoạn văn nằm ở phần mở đẩu tác phẩm, sau cuộc trò chuyện của ngục quan và thầy thơ lại về Huấn Cao. Đây là bức tranh của nhà tù tỉnh Sơn đêm trước khi Huấn Cao vào trại giam. Đoạn văn thể hiện bút lực già dặn bậc thầy của Nguyễn Tuân trong việc tả cảnh ngụ tình, hé mở cho người đọc về con người thật của viên quản ngục, góp phần khẳng định sức tỏa sáng của hình tượng Huấn Cao giữa chốn ngục tù tăm tối.

Phân tích cảnh cho chữ trong Chữ người tử tù

   “Đêm hôm ấy, lúc trại giam tỉnh Sơn chỉ còn vẳng tiếng mõ trên vọng canh, một cảnh tượng xưa nay chưa từng có, đã bày ra trong buồng tối chật hẹp, ẩm ướt, tường đầy mạng nhện, tổ rệp, đất bừa bãi phân chuột, phân gián. Trong một không khí khói tỏa như cháy nhà, ánh sáng đỏ rực của một bó đuốc tẩm dầu rọi lên ba cái đầu người đang chăm chú trên một tấm lụa bạch còn nguyên vẹn lân hồ. Khói bốc tỏa cay mắt.

Phân tích nhân vật Huấn Cao trong ‘Chữ người tử tù’_bài 1

Nguyễn Tuân, một nhà văn nổi tiếng của làng văn học Việt Nam. Ông có những sáng tác xoay quanh những nhân vật lí tưởng về tài năng xuất chúng, về cái đẹp tinh thần như “Chiếc ấm đất”, “Chén trà sương”… và một lần nữa, chúng ta lại bắt gặp chân dung tài hoa trong thiên hạ, đó là Huấn Cao trong tác phầm "Chữ người tử tù”. 

Hình tượng người quản ngục trong Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân

 “Chữ người tử tù” là một tác phẩm hay của tác giả Nguyễn tuân, đây là một tác phẩm yêu thích của tôi. Và tôi hoàn toàn phản đối bài viết của tác giả Trần Hà Nam khi nhận xét về tác phẩm này và nhân vật viên quan coi ngục. Có lẽ về tuổi đời và kiến thức của tôi chưa bằng tác giả trên, nhưng tôi cũng xin đưa ra một vài ý kiến của riêng mình.

Phân tích thái độ của nhân vật Huấn Cao trong truyện ngắn Chữ người tử tù

  Chữ người tử tù là một tác phẩm xuất sắc nhất trong tập truyện ngắn Vang bóng một thời của Nguyễn Tuân. Để hiểu truyện này, thiết tưởng phải nắm được đôi nét về nghệ thuật chơi chữ truyền thống.

Vẻ đẹp nhân vật Huấn Cao trong Chữ người tử tù

Vườn văn học Việt Nam, đặc biệt là phong trào văn học lãng mạn(1930-1945) toả ngát những bông hoa muôn màu, muôn sắc. Giữa vườn hoa ngàn sắc tía đó nổi lên một bông hoa ngát hương: Vang bóng một thời của Nguyễn Tuân. Trong Vang bóng một thời truyện ngắn Chữ người tử tù có một giá trị thiêng liêng, nổi bật.

Đọc hiểu văn bản Chữ người tử tù

I - Tìm hiểu chung

1. Nguyễn Tuân sinh ra trong một gia đình nhà nho vào thời buổi Hán học đã lụi tàn, chịu ảnh hưởng từ người cha là một nhà nho tài hoa bất đắc chí – ông tú Nguyễn An Lan. Nhiều tác phẩm của Nguyễn Tuân thể hiện sự hoài niệm về những nét đẹp văn hoá cổ truyền đã mất đi. Trong đó, tiêu biểu nhất là tập truyện Vang bóng một thời.

Cảm nhận về cảnh Huấn Cao cho chữ viên quản ngục cuối truyện - Ngữ Văn 11

 Có thể nói chủ đề của truyện ngắn Chữ người tử tù và vẻ đẹp của nhân vật Huấn Cao đã được bộc lộ sáng ngời trong cảnh Huấn Cao cho chữ viên quản ngục. Đây không đơn thuần là cảnh cho chữ, mà “đây là sự chiến thắng của ánh sáng đối với bóng tối, của cái đẹp, cái cao thượng đối với sự phàm tục, sự nhơ bẩn của tinh thần bất khuất trước thái độ cam chịu nô lệ.

Nhân vật Huấn Cao trong Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân - Ngữ Văn 11

BÀI LÀM

   Nguyễn Tuân nổi tiếng là một nhà văn tài hoa, giàu cá tính. Ông đã niệm và theo đuổi suốt đời quan niệm “...mà thầy rằng yêu đẹp có nghĩa là quyết tâm bảo vệ đến cùng những gì mình đã nhận là đẹp". Và trong rât nhiều cái đẹp mà ông cảm khái, theo đuổi ấy ta thấy có cái đẹp ngời sáng giữa cảnh lao tù tăm tối, cái đẹp của lụa trắng tinh bay những nét mực, cái đẹp từ sâu thẳm lòng người. Cái đẹp toát ra từ người tử tù Huấn Cao và Chữ người tử tù.

Phân tích truyện ngắn Chữ người tử tù của nhà văn Nguyễn Tuân - Ngữ Văn 11

BÀI LÀM

   Nói đến Nguyễn Tuân là nói đến một nhà văn lớn, một nghệ sĩ tài hoa của nền văn học Việt Nam. Mỗi lời văn của Nguyễn Tuân đều là những nét bút trác tuyệt như một nét chạm khắc tinh xảo trên mặt đá quý của ngôn ngữ (Tạ Tỵ). Một trong những nét bút trác tuyệt đó là tác phẩm Chữ người tử tù. Nổi bật lên trong tác phẩm là hình tượng nhân vật Huấn Cao và cảnh cho chữ - một cảnh tượng hiếm và để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc.

Về truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân - Ngữ Văn 11

1. Mở bài

   Viết Chữ người tử tù, Nguyễn Tuân đã dựa vào nguyên mẫu nhân vật lịch sử Cao Bá Quát - một nghệ sĩ lớn, một lãnh tụ nông dân khởi nghĩa ở nửa đầu thế kỉ XIX.

   Ở Cao Bá Quát hội tụ những phẩm chất, vẻ đẹp cùa một nghệ sĩ tài hoa khác thường, một nhân cách cứng cỏi, khí phách hiên ngang, một cái tâm trong sáng, trọng thiên lương.

2. Thân bài

Vẻ đẹp của viên quản ngục trong bài văn chữ người tử tù

 Nguyên Tuân viết truyện "Chữ người tử tù" năm 1939 đăng trên tạp chí "Tao Đàn", năm 1940, in trong tác phẩm "Vang bóng một thời". Đoản thiên tiểu thuyêt này có khoảng 2800 chữ, xứng đáng là một tờ hoa, trang hoa đích thực. Bên cạnh nhân vật Huấn Cao - tử tù cho chữ, là nhân vật quản ngục - người xin chữ, nhân vật ấy đã được Nguyễn Tuân miêu tả một cách đặc sắc, đầy ấn tượng, góp phần tạo nên thành công của tác phẩm.

Tại sao nói cảnh cho chữ trong tác phẩm “Chữ người tử tù” là một cảnh tượng xưa nay chưa từng có

Không gian và thời gian rất đặc biệt (nơi ngục tù bẩn thỉu,tường đầy mạng nhện,đất bừa bãi phân chuột,phân gián; cảnh diễn ra vào lúc đêm khuya trong nhà ngục tối tăm).

-        Người cho chữ trong cảnh “cổ đeo gông, chân vướng xiềng”; ngày mai lại phải vào kinh chịu án tử hình.

-        Vị thế các nhân vật bị đảo ngược (tử tù thành thần tượng,ân nhân của cai ngục; cai ngục thành người ngưỡng mộ,chịu ơn tử tù). Ngục tù sụp đổ,cái đẹp của nghệ thuật thư pháp và tài hoa,thiên lương thăng hoa. Ánh sáng chiến thắng bóng tối; cái đẹp lên ngôi chiến thắng cái thấp hèn.

Tóm tắt tình huống truyện tác phẩm “Chữ người tử tù”?

 Nhưng xét về phương diện nghệ thuật,họ là những người có tâm hồn đồng điệu vì họ cùng yêu quý cái đẹp.Lúc đầu Huấn Cao khinh bạc nhưng sau khi hiểu ra “tấm lòng trong thiên hạ”, Huấn Cao đã đồng ý cho chữ viên quản ngục.

b.    Ý nghĩa tình huống truyện:

-        Làm bộc lộ,thay đổi quan hệ,thái độ,hành vi khác thường của các nhân vật (Huấn Cao lặng nghĩ mỉm cười; quản ngục,thơ lại khúm núm,run rẩy; Huấn Cao tỏa sáng uy nghi giữa chốn ngục tù); làm tỏa sáng vẻ đẹp của cái tài,cái dũng,cái thiên lương.

Cần tập trung làm nổi bật thế giới tinh thần của tác giả, chẳng hạn như trí tuệ, tình cảm tư tưởng… Có thế trình bày theo nhiều cách, sử dụng những hệ thống khái niệm khác nhau: trí, nhân, dũng… nhưng phải phải nhất quán. Phân tích những ý thơ

Nhưng nhân vật hiện lên trong tác phẩm của Nguyễn Tuân phải là hiện thân của cái đẹp. Đó là những con người tài hoa hoạt động trong những hoàn cảnh, môi trường đặc biệt, phi thường. Ông phát hiện, miêu tả cái đẹp bên ngoài và bên trong của nhân vật. Trong cái đẹp của ông bao gồm cái CHÂN và THIỆN. Ông còn kết hợp MĨ với DŨNG. Truyện ngắn “Chữ người tử tù” (1939) trong tập “Vang bóng một thời” là áng văn hay nhất, tiêu biểu nhất của Nguyễn Tuân.

Có mấy lần viên quản ngục vái lạy Huấn Cao? Ý nghĩa của những lần đó?

   Gợi ý: Trong truyện có hai lần viên quản ngục bái lạy Huấn Cao:

+ Lần 1 : Tư thế “xin lĩnh ý” khi bị Huấn Cao đổi ra khỏi phòng giam: Thái độ trân trọng, nghe theo một cách cung kính

+Lần 2: Tư thế “xin bái lĩnh” khi nghe lời khuyên của Huấn Cao ở cuối truyện: Tư thế vừa lạy vừa nhận lấy lời di huấn một cách trang trọng.

Phân tích bút pháp lãng mạn trong Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân

Dàn ý

1. Mở bài:

– Tác giả: Nguyễn Tuân (1910 – 1987), quê ở Hà Nội. Là nhà văn lớn, một nghệ sĩ suốt đời đi tìm cái đời đi tìm cái đẹp và có công đưa thể loại tùy bút, bút ký đạt trình độ cao.

– Tác phẩm: In trong tập Vang bóng một thời (1940) lúc đầu có tên Dòng chữ cuối cùng, sau đổi thành Chữ người tử tù

- Giới thiệu bút pháp lãng mạn trong truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân.

2. Thân bài:

Phân tích cảnh cho chữ trong tác phẩm “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân – bài mẫu 2

 Từ xưa đến nay, chơi chữ được coi là một thú chơi tao nhã của những kẻ có học thức. Thú chơi chữ thể hiện được toàn bộ cái đẹp, cái tài năng và cả trí tuệ của người viết cũng như người thưởng thức. Cảnh cho chữ thường được diễn ra tại những nơi trang trọng, có đủ trăng hoa tuyết nguyệt để khơi nguồn cảm xúc. Rồi từ đó những nét chữ uyển chuyển mang trong nó cả cái hồn riêng được ra đời. Nhưng cũng những nét chữ uyển chuyển có hồn ấy, Nguyễn Tuân lại cho nó sinh ra trong một hoàn cảnh khác lạ, “ một cảnh xưa nay hiếm”.


Giải các môn học khác

Bình luận

Nghị luận xã hội lớp 11

Tập làm văn lớp 11

Nghị luận văn học lớp 11

Một số tác giả, tác phẩm tham khảo - Ngữ văn 11

Thu vịnh - Nguyễn Khuyến

Chủ nghĩa yêu nước trong văn thơ Nguyễn Đình Chiểu

Ngóng gió đông - Nguyễn Đình Chiểu

Dương phụ hành - Cao Bá Quát

Các bài văn mẫu về Nghị luận xã hội lớp 11

Các bài văn mẫu về Nghị luận xã hội lớp 11 (tiếp)

Thơ duyên - Xuân Diệu