Một số tác giả, tác phẩm tham khảo

Xemloigiai.net giới thiệu bài văn mẫu cho Một số tác giả, tác phẩm tham khảo, Ngữ văn 11 (văn mẫu 11)
Bài Tập / Bài Soạn: 

Phân tích đoạn trích Ngục Kom Tum (Trích Ngục Kom Tum của Lê Văn Hiến).

Ngày 12 - 12 - 1931, bọn thực dân tiến hành đợt hai của kế hoạch bắt tù nhân lên Đắc Pao làm đường. Tên đội Mu-léc đem sổ vào kêu mọi người đi làm, trừ 40 người có tên ở lại. Anh em hiểu ý ngay ý đồ thâm độc của bọn thực dân nên đồng thanh la hét nhất định không đi. Người đứng đầu đối đáp với Mu-léc là Nguyễn Lung, số hiệu 299. Mu-léc ra về báo tin cho công sứ và giám binh. Lát sau lính tráng rầm rộ kéo đến. Anh em sắp hàng đứng trước cửa lao hô to khẩu hiệu phản đối đi.

Bình giảng bài thơ Tống biệt hành

Đời người và đời thơ của Thâm Tâm đều ngắn ngủi. Ngày 18.8.1950, nhà thơ mất trên đường hành quân tham gia chiến dịch Cao Bắc Lạng. Năm ấy, ông mới ba mươi tuổi. Còn nếu tính từ năm 1938, khi Thâm Tâm cùng gia đình lên Hà Nội kiếm sống bằng nghề vẽ tranh, viết văn, làm thơ thì “tuổi nghề” của ông vỏn vẹn chỉ 12 năm.

Phân tích đoạn trích Mưu trí của Chiêu Vũ của Nguyễn Khoa Chiêm.

  (...) Hai nhân vật chính là Chiêu Vũ và Thuận Nghĩa, được bố trí như hai tuyến đối lập theo công thức chung của văn học trung đại về thiện-ác, chính-tà. Chiêu Vũ có lòng nhân ái, quý trọng con người, có cơ mưu sâu sắc, hành động vì lợi ích chung của quân Nguyễn, biết nghe lời bàn bạc của mọi người, vững vàng trong hiểm nguy, thử thách,... Còn Thuận Nghĩa thâm hiểm, đố kị, độc ác, giết hại binh lính không ghê tay.

Cảm nghĩ về Cuộc đấu tranh lưu huyết ngày 12-12-1931

 "Ngục Kông Tum" của Lê Văn Hiến là một kí sự về nhà tù đặc sắc, độc đáo trong dòng văn học Cách mạng Việt Nam được xuất bản năm 1938. Chế độ về nhà tù của thực dân Pháp vô cùng man rợ. Hàng ngàn hàng vạn chiến sĩ yêu nước và cách mạng bị đầy đoạ trong khổ sai chung thân, bị hành hạ và tàn sát dã man bằng roi, bằng gậy, bằng súng đạn của bọn chúa ngục. Những nhà tù Đắc Pao, Đắc Pốch, Đắc Sút,... trên Kông tum trở thành địa ngục trần gian được nhắc đến thật rùng rợn. Mỗi trang kí sự như thấm đầy máu của bao chiến sĩ anh hùng xả thân vì tự do.

Bài đọc tham khảo về tập phóng sự Việc làng của Ngô Tất Tố

Kết luận khách quan tiến hộ toát ra từ tác phẩm của Ngô Tất Tố là: phải gâp rút giải phóng người nông dân ra khỏi chế độ thực dân phong kiến cũng như ý thức hệ phong kiến.

     ...Cái làng Việt Nam cổ xưa đó, theo Ngô Tất Tố, đã biến thành một triều đình phong kiến thu nhỏ, mà ở đây, lợi dụng sự mê tín của dân chúng, bọn thực dân phong kiến đã giở mọi trò lừa bịp nhằm thực hiện chính sách ngu dân, bóc lột của chúng:

Phân tích bài phóng sự Góc chiếu giữa đình của Ngô Tất Tố.

Hủ tục nơi làng xã là một mảng đen tối, tù đọng của cái xã hội thực dân nửa phong kiến mà tác giả muốn bày tỏ: hãy xóa bỏ đi! Sống trong xã hội mới, nếp sống văn hóa mới.

     Ngô Tất Tố (1893 - 1954) ngoài các công trình nghiên cứu, dịch thuật, tiểu thuyết (Tắt đèn, Lều chõng) còn để lại hai tập phóng sự viết về nông thôn Việt Nam trước năm 1945: "Tập án cái đình" và “'Việc làng".

Phân tích đoạn thơ sau đây Sở Bá Vương ngồi yên....bận lòng vì phận bạc.

Lời than bi phẫn của Hạng Vũ, lời giục giã của nàng Ngu Cơ là nhừng nét tâm trạng đầy máu và nước mắt của những con người thời loạn đã để lại cho chúng ta bao ấn tượng và cảm xúc.

     Sở Bá Vương ngồi yên trên mình ngựa.

        Giương mắt buồn say ngắm chân trời xa.

          Trong sương thu nhẹ đượm ánh dương tà.

      Quân Lưu Bang đang tưng bừng hạ trại.

……………………..

Dù nắng hun, dù mưa dầm tan nát.

          Xin Quân vương chớ bận lòng vì phận bạc".

(...)

Bình giảng bài thơ Tống biệt hành của Thâm Tâm.

Thâm Tâm đã sử dụng nhiều câu hỏi, câu trùng điệp. Câu thơ bảy chữ, nhưng cấu tạo ngắt nhịp tự do. Cả bài đều dùng vần bằng có thanh không dấu, xen với ít vần trắc, gieo vào lòng người một ý vị bâng khuâng, xốn xang.

Bình giảng khổ thơ đầu bài Tống biệt hành của Thâm Tâm

Bài hành này của Thâm Tâm viết theo thể thất ngôn vừa kế thừa vừa cách tân, mang một nội dung khá mới và một vẻ đẹp nghệ thuật đặc sắc. Một âm điệu mênh mang bao trùm toàn bài hành.

  "Đưa người ta không đưa qua sông,

Sao có tiếng sóng ở trong lòng ?

            Bóng chiều không thấm, không vàng vọt

            Sao đầy hoàng hôn trong mất trong ?"...

Bình giảng bài thơ Gánh nước đêm của Trần Tuấn Khải

Bài thơ mượn chuyện một cô gái gánh nước đêm khuya để kín đáo gửi gắm tâm sự của nhà thơ: trân trọng, cảm thương và kính phục những người yêu nước, những chiến sĩ cách mạng, ngầm thức tỉnh lòng yêu nước và tinh thần cứu nước.

 Gánh nước đêm

Em bước chân ra

Con đường xa tít

Con sông mù mịt

Bên vai kĩu kịt

Nặng gánh em trở ra về!

Ngoảnh cổ trông sông rộng trời khuya...

Vì chưng nước cạn, nặng nề em dám kêu ai!

Nghĩ tiếc công cho bà Nữ Oa đội đá vá trời,

Phân tích bài thơ Bài ca lưu biệt của Huỳnh Thúc Kháng.

 Huỳnh Thúc Kháng (1875-1947) đậu tiến sĩ dưới triều Nguyễn, không làm quan. Văn chương lỗi lạc, khí tiết sáng ngời, giàu lòng yêu nước thương dân, suốt đời hi sinh phân đấu cho độc lập, tự do của dân tộc. Cụ là một trong những người cầm đầu phong trào Duy Tân tự cường đầu thế kỉ ở Trung Kì. Năm 1908 bị thực dân Pháp kết án "trảm giam hậu", sau đổi thành án tù chung thân, đày đi Côn Đảo. Hơn 13 năm trời bị đọa đày nơi địa ngục trần gian, năm 1921, Cụ mới dành được tự do.

Cảm nghĩ về bài Đốc chiến Chiêu Vũ trích trong Nam triều công nghiệp diễn chí

Qua bài Đốc chiến Chiêu Vũ, ta càng thấy rõ bài học về đoàn kết: đoàn kết thì thành công; chia rẽ thì thất bại. Ta càng ghê sợ về thói đố kị, lòng nham hiểm của những kẻ xấu xa trong xã hội chỉ âm mưu hãm hại đồng loại.


Giải các môn học khác

Bình luận

Nghị luận xã hội lớp 11

Tập làm văn lớp 11

Nghị luận văn học lớp 11

Một số tác giả, tác phẩm tham khảo - Ngữ văn 11

Thu vịnh - Nguyễn Khuyến

Chủ nghĩa yêu nước trong văn thơ Nguyễn Đình Chiểu

Ngóng gió đông - Nguyễn Đình Chiểu

Dương phụ hành - Cao Bá Quát

Các bài văn mẫu về Nghị luận xã hội lớp 11

Các bài văn mẫu về Nghị luận xã hội lớp 11 (tiếp)

Thơ duyên - Xuân Diệu