Hình bình hành

Lý thuyết và bài tập cho Hình bình hành, Chương 3: Phần giới thiệu hình bình hành, Toán 4

Lý thuyết hình bình hành

Hình bình hành ABCD có :

- AB và DC la hai cạnh đối diện ; AD và BC là hai cạnh đối diện.

- Cạnh AB song song với cạnh DC.

  Cạnh AD song song với cạnh BC.

- AB = DC và AD = BC. 

Hình bình hành có hai cặp cạnh đối diện song song và bằng nhau.

Bài Tập / Bài Soạn: 

Bài 1 (trang 102 SGK Toán 4)

Trong các hình sau, hình nào là hình bình hành ? 

Phương pháp giải:

Quan sát các hình vẽ đã cho và dựa vào tính chất "hình bình hành có hai cặp cạnh đối song song và bằng nhau" để tìm hình bình hành trong các hình đã cho.

Lời giải chi tiết:

Hình 1, hình 2, hình 5 là hình bình hành.

(Hình 3, hình 4 không phải là hình bình hành vì có một cặp cạnh đối diện không song song).

Bài 2 (trang 102 SGK Toán 4)

Cho biết trong hình tứ giác ABCD:

    AB và CD là hai cạnh đối diện.

    AD và BC là hai cạnh đối diện

Hình tứ giác ABCD và hình bình hành MNPQ, trong hai hình đó hình nào có cặp cạnh đối diện song song và bằng nhau ?  

Phương pháp giải:

Quan sát hình vẽ đã cho để xác định hình có các cặp cạnh đối diện song song và bằng nhau.

Lời giải chi tiết:

Bài 3 (trang 103 SGK Toán 4)

Vẽ thêm hai đoạn thẳng để được một hình bình hành :

Phương pháp giải:

Vẽ hình bình hành dựa vào tính chất : Hình bình hành có hai cặp cạnh đối song song và bằng nhau. 

Lời giải chi tiết:

Học sinh vẽ như sau : 


Giải các môn học khác

Bình luận

CHƯƠNG I. SỐ TỰ NHIÊN. BẢNG ĐƠN VỊ ĐO KHỐI LƯỢNG

CHƯƠNG II. BỐN PHÉP TÍNH VỚI CÁC SỐ TỰ NHIÊN. HÌNH HỌC

CHƯƠNG III. DẤU HIỆU CHIA HẾT CHO 2, 5, 9, 3. GIỚI THIỆU HÌNH BÌNH HÀNH

ĐỀ THI HỌC KÌ 1 - TOÁN 4

CHƯƠNG IV. PHÂN SỐ - CÁC PHÉP TÍNH VỚI PHÂN SỐ. GIỚI THIỆU HÌNH THOI

CHƯƠNG V. TỈ SỐ - MỘT SỐ BÀI TOÁN LIÊN QUAN ĐẾN TỈ SỐ. TỈ LỆ BẢN ĐỒ

CHƯƠNG VI. ÔN TẬP

ĐỀ THI HỌC KÌ 2 - TOÁN 4