Tính chất giao hoán của phép nhân

Lý thuyết và bài tập cho Tính chất giao hoán của phép nhân, Chương 2: Phần phép nhân, Toán 4

Lý thuyết tính chất giao hoán của phép nhân

Tính và so sánh giá trị của hai biểu thức:

7 x 5 và 5 x 7

Ta có:                 7 x 5  =35

                          5  x 7 = 35            

Vậy :                  7 x 5 = 5 x 7.

b) So sánh giá trị của hai biểu thức \(a \times b\) và \(b \times a\) trong bảng sau:

Ta thấy giá trị của \(a \times b\) và \(b \times a\) luôn luôn bằng nhau, ta viết:

\(a \times b=b \times a\)

Bài Tập / Bài Soạn: 

Bài 1 (trang 58 SGK Toán 4)

Viết số thích hợp vào ô trống:

a)   \(4 \times 6 = 6 \times \square\)                      

      \(207 \times 7 = \square \times 207\)

b)   \(3 \times 5 = 5 \times \square\)

      \(2138 \times 9 = \square \times 2138\)

Phương pháp giải:

Áp dụng tính chất giao hoán của phép nhân: 

Khi đổi chỗ các thừa số trong một tích thì tích không thay đổi.

\(a \times b=b \times a\)

Lời giải chi tiết:

a)  \(4 \times 6 = 6 \times 4\)

     \(207 \times 7 = 7 \times 207\)

Bài 2 (trang 58 SGK Toán 4)

Tính:

a) \(1357 \times 5\)                          b) \(40263 \times 7\)

     \(7 \times 853\)                               \(5 \times 1326\) 

c)  \(23109 \times 8\)

     \(9 \times 1427\)

Phương pháp giải:

Tính theo cách tính phép nhân với số có một chữ số.

Lời giải chi tiết:

a)  \(1357 \times 5 = 6785\)

     \(7 \times 853 = 5971\)   

b)  \(40263 \times 7 = 281841\)

     \(5 \times 1326 =6630\)

c)  \(23109 \times 8 = 184872\)

     \(9 \times 1427 = 12843\)

Bài 3 (trang 58 SGK Toán 4)

Tìm hai biểu thức có giá trị bằng nhau:

\(a) \;4 \times 2145\);                          \(b)\;(3 +  2) \times 10287\);

\(c)\; 3964 \times 6\);                          \(d) \;(2100 + 45) \times 4\);

\(e)\;10287 \times 5\);                        \(g)\;(4+ 2) \times (3000 + 964)\)

Phương pháp giải:

Áp dụng tính chất giao hoán của phép nhân: 

Khi đổi chỗ các thừa số trong một tích thì tích không thay đổi.

\(a \times b=b \times a\)

Lời giải chi tiết:

Ta có: 

Bài 4 (trang 58 SGK Toán 4)

Số ?

a) \(a \times \square= \square\times a = a\)

b) \(a \times \square = \square \times a = 0\)

Phương pháp giải:

- Áp dụng tính chất giao hoán của phép nhân: 

Khi đổi chỗ các thừa số trong một tích thì tích không thay đổi.

\(a \times b=b \times a\)

- Số tự nhiên nào nhân với \(1\) cũng bằng chính nó.

- Số tự nhiên nào nhân với \(0\) cũng bằng \(0\).

Lời giải chi tiết:

a) \(a \times 1 = 1 \times a = a\)

b) \(a \times 0 = 0 \times a = 0\) 


Giải các môn học khác

Bình luận

CHƯƠNG I. SỐ TỰ NHIÊN. BẢNG ĐƠN VỊ ĐO KHỐI LƯỢNG

CHƯƠNG II. BỐN PHÉP TÍNH VỚI CÁC SỐ TỰ NHIÊN. HÌNH HỌC

CHƯƠNG III. DẤU HIỆU CHIA HẾT CHO 2, 5, 9, 3. GIỚI THIỆU HÌNH BÌNH HÀNH

ĐỀ THI HỌC KÌ 1 - TOÁN 4

CHƯƠNG IV. PHÂN SỐ - CÁC PHÉP TÍNH VỚI PHÂN SỐ. GIỚI THIỆU HÌNH THOI

CHƯƠNG V. TỈ SỐ - MỘT SỐ BÀI TOÁN LIÊN QUAN ĐẾN TỈ SỐ. TỈ LỆ BẢN ĐỒ

CHƯƠNG VI. ÔN TẬP

ĐỀ THI HỌC KÌ 2 - TOÁN 4