Bài 1. Đại cương về phương trình

Lý thuyết và bài tập cho Bài 1. Đại cương về phương trình, chương 3, Đại số 10

Lý thuyết về đại cương về phương trình

Tóm tắt lý thuyết

1. Phương trình một ẩn

Phương trình một ẩn số \(x\) là mệnh đề chứa biến có dạng:

\(f(x) = g(x)\)     (1)

trong đó \(f(x), g(x)\) là các biểu thức cùng biến số \(x\). Ta gọi \(f(x)\) là vế trái, \(g(x)\) là vế phải của phương trình.

Điều kiện xác định (ĐKXĐ) của phương trình là điều kiện của biến x để các biểu thức ở hai vế có nghĩa.

Bài Tập / Bài Soạn: 

Câu hỏi 1 trang 53 SGK Đại số 10

Đề bài

Nêu ví dụ về phương trình một ẩn, phương trình hai ẩn

Lời giải chi tiết

Phương trình một ẩn: 2x + 4 = 0

Phương trình hai ẩn: 3x + 7y = 10

Câu hỏi 2 trang 53 SGK Đại số 10

Đề bài

Cho phương trình: \({{x + 1} \over {x - 2}} = \sqrt {x - 1} \)

Khi x = 2 vế trái của phương trình đã cho có nghĩa không? Vế phải có nghĩa khi nào?

Lời giải chi tiết

Khi x = 2 vế trái của phương trình đã cho không có nghĩa do mẫu bằng 0

Vế phải có nghĩ khi x - 1 ≥ 0 ⇔ x ≥ 1

Câu hỏi 3 trang 53 SGK Đại số 10

Hãy tìm điều kiện của các phương trình:

a

\(3 - {x^2} = {x \over {\sqrt {2 - x} }}\)

Lời giải chi tiết:

ĐKXĐ: \(2 - x > 0 ⇔ x < 2\)

b

\({1 \over {{x^2} - 1}} = \sqrt {x + 3}\)

Lời giải chi tiết:

\(\left\{ \matrix{
{x^2} - 1 \ne 0 \hfill \cr 
x + 3 \ge 0 \hfill \cr} \right. \Leftrightarrow \left\{ \matrix{
x \ne \pm 1 \hfill \cr 
x \ge - 3 \hfill \cr} \right.\)

Câu hỏi 4 trang 53 SGK Đại số 10

Các phương trình sau có tập nghiệm bằng nhau hay không?

a

\(\displaystyle {x^2} + x = 0\) và \(\displaystyle {{4x} \over {x - 3}} + x = 0\)

Phương pháp giải:

Giải mỗi phương trình và so sánh tập nghiệm.

Lời giải chi tiết:

* x2 + x = 0 ⇔ x(x + 1) = 0

⇔ x = 0 hoặc x = -1

Tập nghiệm của phương trình là S = {0;-1}

* \(\displaystyle {{4x} \over {x - 3}} + x = 0\)

ĐKXĐ: x ≠ 3

⇒ 4x + x(x - 3) = 0 \( \Leftrightarrow 4x + {x^2} - 3x = 0\)

Câu hỏi 5 trang 53 SGK Đại số 10

Đề bài

Tìm sai lầm trong phép biến đổi sau:

\(\eqalign{
& x + {1 \over {x - 1}} = {1 \over {x - 1}} + 1 \cr
& \Leftrightarrow x + {1 \over {x - 1}} - {1 \over {x - 1}} = {1 \over {x - 1}} + 1 - {1 \over {x - 1}} \cr
& \Leftrightarrow x = 1 \cr} \)

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Nhận xét điều kiện xác định của phương trình đầu và cuối rồi suy ra sai lầm.

Lời giải chi tiết

Bài 1 trang 57 SGK Đại số 10

Cho hai phương trình \(3x = 2\) và \(2x = 3\).

Cộng các vế tương ứng của hai phương trình đã cho. Hỏi

a

Phương trình nhận được có tương đương với một trong hai phương trình đã cho hay không?

Phương pháp giải:

Hai phương trình tương đường nếu chúng có cùng tập nghiệm.

Lời giải chi tiết:

\(3x = 2 \,\,\,(1)⇔ x = \frac{2}{3}\).

\(2x =3 \,\,\, (2)⇔ x = \frac{3}{2}\).

Cộng các vế tương ứng của hai phương trình ta được \(5x =5 \,\,\, (3) ⇔ x = 1\)

Bài 2 trang 57 SGK Đại số 10

Cho hai phương trình

\(4x = 5\) và \(3x = 4\).

Nhân các vế tương ứng của hai phương trình đã cho. Hỏi

a

 Phương trình nhận được có tương đương với một trong hai phương trình đã cho hay không?

Phương pháp giải:

Hai phương trình được gọi là tương đương khi chúng có cùng một tập nghiệm

Lời giải chi tiết:

Ta có:

\(4x = 5 ⇔ x = \dfrac{5}{4}\)

\(3x = 4 ⇔ x = \dfrac{4}{3}\)

Nhân các vế tương ứng của hai phương trình ta được

4x.3x = 5.4 hay \(12x^2= 20  \)

Bài 3 trang 57 SGK Đại số 10

Giải các phương trình 

a

\(\sqrt{3-x} +x = \sqrt{3-x} + 1\);

Phương pháp giải:

- Tìm ĐKXĐ của phương trình.

- Biến đổi trừ hai vế của pt cho \(\sqrt{3-x}\) được phương trình hệ quả.

- Giải phương trình và đối chiếu điều kiện.

Lời giải chi tiết:

ĐKXĐ: \(3 - x \ge 0 \Leftrightarrow x \le 3\).

\(\sqrt{3-x}+x = \sqrt{3-x}+ 1 \)

\(\Rightarrow x = 1\)(TM)

(trừ cả hai vế của phương trình cho \(\sqrt{3-x}\))

Vậy tập nghiệm \(S = {\rm{\{ }}1\} \)

Bài 4 trang 57 SGK Đại số 10

Giải các phương trình

a

\(x + 1 +  \dfrac{2}{x +3}\) = \(\dfrac{x +5}{x +3}\);

Phương pháp giải:

- Tìm ĐKXĐ.

- Chuyển vế biến đổi phương trình.

- Giải pt có được và kiểm tra điều kiện.

Lời giải chi tiết:

ĐKXĐ: \(x + 3 \ne 0 \Leftrightarrow x \ne -3\).

\(PT \Leftrightarrow x + 1 = \frac{{x + 5}}{{x + 3}} - \frac{2}{{x + 3}}\) (chuyển vế \(\frac{2}{{x + 3}}\))


Giải các môn học khác

Bình luận

PHẦN ĐẠI SỐ - TOÁN 10

CHƯƠNG I. MỆNH ĐỀ TẬP HỢP

CHƯƠNG II. HÀM SỐ BẬC NHẤT VÀ BẬC HAI

CHƯƠNG III. PHƯƠNG TRÌNH, HỆ PHƯƠNG TRÌNH

CHƯƠNG IV. BẤT ĐẲNG THỨC. BẤT PHƯƠNG TRÌNH

CHƯƠNG V. THỐNG KÊ

CHƯƠNG VI. CUNG VÀ GÓC LƯỢNG GIÁC. CÔNG THỨC LƯỢNG GIÁC

PHẦN HÌNH HỌC - TOÁN 10

CHƯƠNG I. VECTƠ

CHƯƠNG II. TÍCH VÔ HƯỚNG CỦA HAI VECTƠ VÀ ỨNG DỤNG

CHƯƠNG III. PHƯƠNG PHÁP TỌA ĐỘ TRONG MẶT PHẲNG

Đề thi học kì 1 mới nhất có lời giải

Đề thi học kì 2 mới nhất có lời giải

 

CÁC MÔN KHÁC

MÔN NGỮ VĂN

  • Soạn văn 10 siêu ngắn
  • Soạn văn 10 Ngắn gọn
  • Soạn văn 10 chi tiết
  • Văn mẫu lớp 10
  • Tác giả - Tác phẩm Văn 10

MÔN TOÁN HỌC

  • Trắc nghiệm Toán 10
  • SBT Toán lớp 10 Nâng cao
  • Toán 10 Nâng cao
  • SBT Toán lớp 10
  • Đề thi, đề kiểm tra Toán 10

MÔN HÓA HỌC

  • Trắc nghiệm Hóa 10
  • Hóa lớp 10
  • Hóa học lớp 10 Nâng cao
  • SBT Hóa lớp 10
  • Đề thi, đề kiểm tra Hóa 10

MÔN VẬT LÝ

  • Trắc nghiệm Lí 10
  • Vật lý lớp 10
  • Vật lý lớp 10 Nâng cao
  • SBT Vật lí lớp 10
  • Đề thi, đề kiểm tra Lý 10

MÔN SINH HỌC

  • Trắc nghiệm Sinh 10
  • Sinh lớp 10
  • Sinh lớp 10 Nâng cao
  • SBT Sinh lớp 10
  • Đề thi, đề kiểm tra Sinh 10

MÔN TIẾNG ANH

MÔN LỊCH SỬ

  • Trắc nghiệm Sử 10
  • Lịch sử lớp 10
  • SBT Lịch sử lớp 10
  • Tập bản đồ Lịch sử 10
  • Đề thi, đề kiểm tra Sử 10

MÔN ĐỊA LÍ

  • Địa lí lớp 10
  • Tập bản đồ Địa lí 10
  • SBT Địa lí lớp 10
  • Đề thi, đề kiểm tra Địa 10

MÔN GDCD

MÔN TIN HỌC

MÔN CÔNG NGHỆ